Vì sao có suy thoái, kinh tế Áo | Các nhà kinh tế học hơn trăm năm nay đã không ngừng tranh luận vì sao lại có hiện tượng “Tăng Trưởng” và “Suy Thoái” hay “Vì sao nền kinh tế lên rồi xuống.”
Trong nhiều giả thuyết thì theo tôi có hai cái dễ hiểu và thuyết phục nhất và không thuộc trường phái Keynes.
Thuyết trường phái cổ điển | Đây là cách người ta giải thích trước khi Keynes xuất hiện và làm thay đổi cách nhìn nhận. Nền kinh tế đi lên đi xuống vì nó phát triển rồi tiêu thụ như bất cứ con người bình thường nào khác. Đây là điều ai cũng có chứ không phải là hiện tượng gì.
- Bây giờ bạn là một công ty [hay quốc gia, nếu muốn nhìn rộng hơn]. Bạn có 100d vốn và muốn đầu tư. Thế là bạn rót vào thị trường. Mua dụng cụ, thuê nhân viên và quảng cáo. Điều này làm tăng trưởng mức tiêu thụ.
- Khi đã tiêu hết tiền thì bạn phải dùng nó phát triển. Trong giai đoạn này thì bạn phải ngừng mua sắm để chịu lỗ. Chính lúc này mọi thứ đang được điều chỉnh.
- Sau một thời gian thì bạn bắt đầu có doanh thu rồi từ từ lấy lại vốn.
- Bỗng một ngày nọ, thị trường họ nhắm đến không có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nào đó nữa. Thế là họ lỗ, họ phải cắt lỗ, bán dụng cụ và tái điều chỉnh. Và đây chính là suy thoái, sự tái cân đối của doanh nghiệp.
Nhân rộng lên thì nền kinh tế cũng vận hành tương tự. Lên xuống là bình thường. Cho nên đừng ky vọng nó sẽ tăng mãi.
Trường phái kinh tế Áo | Còn đây là trường phái kinh tế Áo. Giải thích bằng việc nhà nước can thiệp, in tiền và thao túng thị trường. Suy thoái chính là liều thuốc chữa bệnh.
- Có một anh nghiện rượu kia. Anh ta đi mua rượu uống.
- Cửa hàng bán cho anh rượu. Anh ta uống thoải mái.
- Rồi tới lúc nào đó thì xỉn quá. Cho nên anh ta ngừng uống. Cửa hàng mất doanh thu.
- Anh ta về nhà nghỉ ngơi vài ngày. Trong thời gian đó thì không mua rượu nữa. Đó là giai đoạn suy thoái, sự điều chỉnh của hành vi tiêu thụ.
- Khi anh ta tỉnh dậy, có đủ sức và tiền thì sẽ mua tiếp.
Nhưng giải thích rõ ràng hơn là vầy. Tăng trưởng và suy thoái là hiện tượng tiền tệ của ngân hàng nhà nước.
- Ngân hàng nhà nước bơm tiền, hạ lãi suất. Thị trường bỗng nhiên có nhiều tiền hơn.
- Các doanh nghiệp có thêm tiền để tiêu thụ và đầu tư. Nhưng quên rằng tài nguyên thì khan hiếm. Tiền bạc chỉ tượng trưng cho lượng hàng hóa trong nền kinh tế. Khi có lượng tiền mới thì nó làm thay đổi hành vi con người.
- Thay vì đầu tư vào các dự án dài hạn với lãi suất tự nhiên, doanh nghiệp đầu tư lệch [malinvesment] vào các dự án chụp giật như đầu cơ hoặc tiêu thụ.
- Khi tài nguyên cạn kiệt, hàng hóa khan hiếm, giá cả lên đỉnh và không thể trụ được nữa thì mọi thứ bắt đầu sụp đổ.
- Họ phải cắt giảm tiêu thụ, giảm nợ và tái định hướng đầu tư để ổn định tình hình. Đây chính là cơn suy thoái. Sau một thời gian giải quyết vấn đề thì mọi thứ trở lại bình thường.
Đó là vì sao chúng ta có tăng trưởng và suy thoái. Như một người có tiền đi mua sắm, khi hết tiền thì về nhà đi làm tiếp. Lên xuống là chuyện bình thường.
Không thể nói nhiều vì nhiêu đây quá đủ rồi. Hẹn lần sau.
Bóc Phốt Tài Chính | 14.3.2021