Nhà nước bảo trợ và chứng khoán Việt Nam

Nhà nước bảo trợ và chứng khoán Việt Nam | Lần này mình sẽ nói về một yếu tố trong thị trường chứng khoán mà hơi tế nhị một chút. Đó là khi phân tích các công ty niêm yết trong nước thì mình sẽ không phân chia nó theo lời hay lỗ, tốt hay xấu mà theo việc nó có được nhà nước bảo trợ hay không.

Nhà nước bảo trợ là sao. Nó không có nghĩa là chính phủ can thiệp và hoạt động mỗi ngày, mà là như sau.

  1. Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước nắm cổ phần của công ty đó.
  2. Công ty đó có hợp đồng với cơ quan chính phủ.
  3. Nhân sự cao cấp trong ban điều hành công ty có quan hệ tốt với chính phủ.

Nếu bạn nghĩ đây là bài tiêu cực thì xin đừng vội kết luận. Ở một đất nước như Việt Nam thì đó là quy luật chứ không có gì đáng kể cả. Nhà nước sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Riêng với các doanh nghiệp quy mô lớn thì điều đó được trông thấy rất rõ.

Sau đây là top 10 doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2020.

  1. Vingroup | Rất uy tín, được nhà nước hỗ trợ mảng xe.
  2. Vietcombank | Ngân hàng lớn nhất và được bảo trợ.
  3. Vinhomes | Tương tự, hưởng nhiều ưu đãi để phát triển.
  4. Vinamilk | Bắt đầu là công ty nhà nước rồi cổ phần hoá.
  5. BIDV | Một trong top 4 ngân hàng, có cổ phần nhà nước.
  6. Petro Vietnam | Gần như độc quyền ngành dầu khí, của nhà nước.
  7. ACV | Ai mà không dùng dịch vụ của cảng hàng không?
  8. Sabeco | Của nhà nước rồi cổ phần hoá.
  9. Techcombank | Ngân hàng thương mại hiếm hoi ko có cổ phần nhà nước.
  10. Vietinbank | Thêm một ngân hàng nhà nước.

Chỉ trong top 10 thôi mà đã có đến 9 công ty có nhà nước làm cổ đông. Nếu mình là một nhà đầu tư thì sẽ cảm thấy rất an tâm vì đây là lợi thế các doanh nghiệp tư nhân ít khi nào có được. Mình sẽ không quá lo lắng vì biết rằng nếu có vấn đề gì thì họ sẽ được bảo trợ. Giống như có một bàn tay vô hình nâng đỡ vậy.

Nếu đọc báo cáo tài chính của Vietnam Airlines và che giấu tên thì có lẽ sẽ nghĩ rằng họ sắp phá sản. Điều đó đúng nếu chúng ta nhìn từ góc nhìn phân tích cổ điển. Nhưng phải cân nhắc một yếu tố rằng Vietnam Airlines là một doanh nghiệp lớn của nhà nước đã tồn tại mấy chục năm. Khả năng họ để nó sụp đổ là gần không vì tác hại với ngành hàng không sẽ là quá lớn. Chưa kể hàng chục ngàn việc làm sẽ bị đe doạ. Đó là tài sản lớn nhất của Hàng Không Việt Nam.

Sai lầm của nhiều người là tiêu cực hoá vấn đề rồi trở nên cực đoan không cần thiết. Khi các bạn phân tích thì không thể chỉ dựa vào báo cáo tài chính hay kế hoạch kinh doanh mà phải cân nhắc những tài sản tàng hình, đi đầu là sự bảo trợ của chính phủ. Đó là vì sao bất chấp tình hình kinh tế hiện tại, các công ty lớn vẫn phát triển và có lợi nhuận. Mình cũng an tâm khi sở hữu cổ phần gián tiếp của các doanh nghiệp đó.

Nếu chưa biết thì đây là sự khác biệt giữa phân tích trên lý thuyết và thực tế đời sống. Đừng quá lậm vào sách vở, nó sẽ làm bạn quên đi những gì tồn tại trước mắt mình.

Bóc Phốt Tài Chính | 06.2.2021

Leave a Comment