Lạm phát là hiện tượng tiền tệ, góc nhìn trường phái Austrian | Lạm phát là hiện tượng tiền tệ và chỉ tiền tệ. Nhiều người hay nhầm lẫn “Sự tăng giá của” với “Lạm phát.” Chắc do học thuyết kinh tế Keynesian ở đại học nhiều. Mình xin giải thích từ góc nhìn kinh tế Austrian bởi Mises và Hayek.
- Tăng giá | Là khi một mặt hàng tăng giá vì cầu vượt cung hoặc chi phí sản xuất tăng.
- Tăng giá chung | Là khi một số hoặc nhiều hàng hóa tăng giá vì cầu vượt cung.
- Lạm phát | Là sự mất giá của đồng tiền. Đây là kết quả của chính sách in tiền, giờ núp sau thuật ngữ “Nới lỏng tiền tệ” nhưng vẫn không thay đổi bản chất. Khi một lượng tiền tân tạo được đổ vô nền kinh tế thì đó chính là lạm phát. Rồi việc giá cả mặt bằng chung tăng là vì kết quả của lượng tiền tân tạo đó.
Cho nên theo tờ Wall Street Journal, “Tất cả con đường đều dẫn đến lạm phát.” Đó là vì khi bạn in tiền thì kết quả chỉ có một, dù sớm hay muộn, nhanh hay chậm.
Nhiều người, vì lậm kinh tế Keynes, ngụy biện rằng “In tiền chưa chắc dẫn đến lạm phát.” Đúng, nhưng đó là vì lượng tiền đó bị đẩy vô chứng khoán, trái phiếu chính phủ và thị trường bất động sản. Những thứ đó không bao giờ tự nhiên tăng giá cùng lúc.
Hàng tiêu dùng như đồ ăn, giấy toilet hoặc thiết bị thì tăng giá chậm hơn vì năng suất sản xuất tăng chứ không phải vì không có lạm phát. Nhưng bây giờ thì tất cả mọi thứ đều tăng giá.
Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất phải tăng giá bán vì họ phải nhập nguyên liệu với giá cao hơn. Vậy tại sao những thép, dầu hoặc kim loại lại tăng giá gấp vài lần tăng trưởng của nhu cầu. Đó là vì lượng tiền tân tạo đẩy giá lên. Đó chính là lạm phát.
USD, Yen, Pound, Canada và Euro là tiền dự trữ của thế giới cho nên được hạn chế. Còn VND thì không có may mắn đó nên in ra là lạm phát. Đừng đem thuyết Keynes vô nhé. Hỏi bất cứ người dân nào khi đi mua đồ, ăn quán hay coi nhà sẽ rõ.
Để tóm tắt thì theo trường phái kinh tế Austrian, lạm phát là sự in tiền và tăng giá chính là một trong những kết quả. Ai muốn tìm hiểu thêm hãy đọc Mises và Hayek.
Bóc Phốt Tài Chính | 12.5.2021