Việt Nam sau 48 năm thống nhất đất nước, tương lai sẽ ra sao?

Cứ mỗi lần ngày cuối tháng 4 đến, sẽ có hai luồng dư luận đối mặt nhau. Một bên tích cực vui mừng, một bên thì bi quan. Rất khó để có cái nhìn công bằng và trung lập.

Đúng, kinh tế Việt Nam có nhiều vấn đề, nhưng nó sẽ vẫn phát triển và mở cửa để giao thương với thế giới.

Không có gì khẳng định điều này rõ hơn bằng mối quan hệ Việt Nam và Mỹ ngày càng gắn kết.

28 năm trước, tổng thống Clinton đến Hà Nội để tái bình thường quan hệ với Việt Nam, chấm dứt 20 năm chiến tranh lạnh giữa hai nước. Ông Blinken lần này cũng không có gì nổi trội, trừ việc củng cố ngoại giao và ngoại thương.

Với trụ sở Đại Sứ Quán Mỹ ở Hà Nội được đầu tư hơn 1.2 tỷ USD, điều này cho thấy không có bất cứ dấu hiệu tiêu cực nào. Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Nếu là một người trẻ, bạn sẽ ít nhiều tự hỏi những câu sau.

Việt Nam và Mỹ có phải là đồng minh không?

Gọi là “Đồng minh” thì hơi quá, vì chính sách của Việt Nam là “trung lập tuyệt đối.” Nghĩa là không chọn phe mà chỉ độc lập ở giữa. Nhưng có thể gọi hai nước là đối tác.

Việt Nam cần Mỹ để làm thị trường xuất khẩu. Mỹ cần Việt Nam làm một đối tác như bao nước khác, miễn sao từ bỏ chính sách trước 1986 là được.

Tuy khác nhau ở hệ thống và có chút xung đột về giá trị, nhưng điều đó không ngăn cản sự phát triển giữa đôi bên.

Kinh tế Việt Nam trong vài thập niên tới sẽ ra sao?

Tốt đẹp và ổn định. Tăng trưởng bình quân sẽ tầm 7%. Nghĩa là cần 40 năm để bắt kịp Mỹ về GDP đầu người.

Tỷ giá USD/VND cũng sẽ không rớt quá mạnh hay tăng quá cao. Tuy sẽ không phổ biến như Yen, nhưng không vô giá khi tiền Venezuela.

Các doanh nghiệp Việt Nam coi Mỹ là điểm đến. Ví dụ tiêu biểu là Vinfast với kế hoạch niêm yết ở New York. Ngược lại, các nhà đầu tư Mỹ coi Việt Nam là thị trường tăng trưởng cao.

Cơ chế ở Việt Nam có thay đổi không?

Vẫn vậy, trừ khi có thế chiến xảy ra, và khả năng là gần không. Như nói trên, Mỹ chỉ cần Việt Nam theo kinh tế thị trường. Trong mắt họ, đó là thành công. Họ không đòi hỏi sự thay đổi toàn diện về hệ thống, chỉ cần Việt Nam tiếp tục mở cửa.

Người dân Việt Nam thì cũng chỉ muốn vậy để họ an tâm làm ăn kiếm tiền. Tầng lớp trung lưu trở lên được xây từ môi trường hiện tại. Cho nên không ai muốn thêm bất ổn.

Thế hệ Việt kiều trẻ thì khác hẳn với cha mẹ của mình. Họ coi Việt Nam là nơi để đến tìm hiểu và làm việc. Giới trẻ Việt Nam thì coi Mỹ là nơi để đến học tập và làm giàu. Đôi bên tìm đến nhau.

Việt Nam liệu có thành một nước giàu có không?

Thế giới có 195 nước. Trong đó, chỉ 40 nước có GDP đầu người hơn $30,000. Việt Nam với GDP $4,000 phải làm rất nhiều để bắt kịp. Việt Nam sẽ không giàu nhưng cũng không quá nghèo. Người dân không thể mua iPhone bằng 1 tuần lương, nhưng không chết đói.

Rất khó để tự đoán tương lai, nhưng trong khối Đông Nam Á, chỉ Singapore bứt phát và các nước còn lại đều mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam tuy có mức tăng trưởng cao nhất, khả năng cao sẽ vượt Thái Lan về tổng quy mô, còn GDP đầu người thì chưa.

Kết luận

Một chủ đề dễ gây tranh cãi thì sẽ có hai quan điểm trái chiều. Nhưng sau tất cả, phần lớn người Việt Nam bây giờ đã an phận và chỉ muốn tập trung làm giàu. Dù quan điểm của bạn là gì đi nữa thì cũng phải thừa nhận rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển.

Bóc Phốt Tài Chính, 17.4.2023