Tóm tắt vụ SCB và Vạn Thịnh Phát

Tóm tắt vụ SCB và Vạn Thịnh Phát trong vài câu

Vạn Thịnh Pháp là công ty bất động sản. Họ huy động vốn thông qua trái phiếu do công ty chứng khoán Tân Việt phát hành và SCB là đơn vị phân phối.

Khách hàng tin tưởng thương hiệu và uy tín nên mua. Khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt thì khả năng cao là người mua trái phiếu sẽ không nhận được tiền.

SCB có chịu trách nhiệm nếu khách lỗ không?

Không. SCB chỉ là đơn vị phân phối sản phẩm. Tương tự như bao ngân hàng và công ty chứng khoán khác. Nhân viên môi giới chỉ giới thiệu chứ không ép ai mua. Tất cả giao dịch đều tự nguyện.

Mặc dù có đầy đủ giấy phép, nhưng rủi ro vẫn thuộc về khách hàng. Trong chứng khoán cũng vậy, nhân viên môi giới chỉ có chức năng khuyến nghị chứ không thể cưỡng ép. Nghĩa là họ phân tích, đưa ra nhận xét cá nhân, còn mua cổ phiếu hay không là lựa chọn của khách.

Tiền gửi trong ngân hàng SCB có mất không?

Không. Tiền gửi sẽ được nhà nước bảo trợ nên sẽ không có ngân hàng nào phá sản.

Còn những khoản khác không phải tiền gửi thì không có bảo trợ. Như trái phiếu hay chứng chỉ quỹ. SCB chỉ là đơn vị phân phối hay bán sản phẩm cho khách.

Vậy đạo đức nghề nghiệp tài chính là gì?

Đầu tư luôn đi kèm rủi ro, không bao giờ không có. Nhưng ranh giới đạo đức ở đây là:

  • Công ty và nhân viên không nên giới thiệu những sản phẩm quá rủi ro cho những khách hàng cá nhân thiếu hiểu biết. Trái phiếu doanh nghiệp là một ví dụ. Một người bình thường quá bận đi làm, gia đình và đời sống hằng ngày nên không thể nào phân tích chuyên sâu hay điều tra thực hư được. Những kênh mạo hiểm nên dành cho khối tổ chức vì họ có thể gánh rủi ro.
  • Công ty và nhân viên phải nói rõ mức độ rủi ro cho khách chứ không thể chỉ tập trung vào phần lời nhuận.
  • Khi xảy ra sự cố hay xung đột, công ty và nhân viên nên làm người trấn an khách và hỗ trợ nhất có thể.

Người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát có mất trắng tiền không?

Họ sẽ không mất trắng mà sẽ được ưu tiên nhận tiền sau khi giải quyết hết tranh chấp pháp lý. Nhưng ngày đó có lẽ còn lâu vì thủ tục rườm rà. Hơn nữa, lúc nhận được tiền thì lạm phát đã cướp đi phần nào của giá trị thật. Tác hại lớn nhất là về mặt tâm lý, nó khiến người mua bất an liên tục.

Tác hại của việc này là gì?

Người dân sẽ bớt tin tưởng vào hệ thống tài chính – ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Cái mác “công ty và nhân viên có giấy phép” cũng bị hạ thấp và dần trở nên vô nghĩa vì rủi ro luôn thuộc về khách hàng.

Nhân viên môi giới chứng khoán ở công ty lớn có đáng tin hơn cái nick nào không?

Nói ra thì hơi cảm tính. Nhưng sự thật là không. Vì họ chỉ là người giới thiệu, tư vấn và khuyến nghị. Như mấy anh chị môi giới bất động sản. Chứ không thể nào và không bao giờ có chuyện gánh rủi ro hay chịu toàn trách nhiệm.

Sự khác biệt lớn nhất nằm ở uy tín. Còn rủi ro thì thuộc về khách. Mỗi người nên có trách nhiệm với hành động của mình. Đừng tin ai hay tổ chức nào mù quáng.

Còn mấy thánh broker cũng nên bớt chém gió lại.

Lưu ý: nội dung trên chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả.