Một trong những câu chúng ta hay nghe nhiều nhất là, “Người Việt Nam không đóng thuế,” “Thuế ở Việt Nam thấp” và “Nước ngoài đóng thuế cao.”
Vậy điều này đúng hay sai?
Nội dung sẽ xét ở 3 mặt để có cái nhìn cân bằng. Vì thuế cao hay thấp chỉ là một phần trong vấn đề.
- Tỷ lệ thu thuế trên GDP.
- Tỷ lệ chi ngân sách trên GDP.
- Phúc lợi xã hội.
Tỷ lệ thu thuế trên GDP
- Pháp [cao nhất] 46%
- Mỹ 27%
- Hàn Quốc 26%
- Việt Nam 18%
- Thái 17%
- Singapore 14%
Trong khi đó, mức bình quân của các nước OECD trong năm 2020 là 34% và ở Châu Á là 19%. Có thể kết luận rằng gánh nặng thuế ở Việt Nam thấp so với các nước phát triển.
Tỷ lệ chi ngân sách trên GDP
- Pháp [cao nhất] 56%
- Mỹ 38%
- Hàn Quốc 32%
- Việt Nam 28%
- Thái 21%
- Singapore 17%
Một lần nữa, mức chi ngân sách ở Việt Nam thấp hơn các nước giàu có, nhưng cao hơn các nước trong khu vực.
Nhưng nói vậy thì chưa đủ. Những Mỹ và Pháp tuy có mức thuế cao nhưng đổi lại, người dân nhận lại nhiều phúc lợi xã hội. Từ y tế, trợ cấp, hành chính hiệu quả, và giáo dục tiên tiến.
Gánh nặng thuế chỉ là một phần trong tổng chi tiêu của người dân. Phần còn lại là sức mua, chính cái này mới thể hiện sức mạnh thực sự.
Cũng là các nước ở trên, nhưng đây là GDP đầu người:
- Pháp $45,000
- Mỹ $65,000
- Hàn Quốc $32,000
- Việt Nam $4,000
- Thái $10,000
- Singapore $65,000
Tuy bị đánh thuế cao hơn nhưng một người Pháp bình quân vẫn kiếm nhiều tiền hơn một người Thái và một người Mỹ vẫn giàu hơn một người Việt. Khi nhìn từ góc độ này, gánh nặng thuế trở nên không quan trọng bằng mức hiệu quả trong việc sử dụng tiền thuế.
Cứ giả định thuế ở Việt Nam thấp so với Pháp, nhưng nó vẫn cao hơn những Thái và Singapore, hai nước cùng khu vực. Còn xét về chất lượng sống, môi trường, cơ sở hạ tầng, quan liêu hành chính, hay thu nhập thì sẽ thấy rằng Việt Nam còn nhiều điều phải làm nếu muốn bắt kịp.