Hàng giả, dẹp hay để, cách của Bill Gates | Vấn nạn hàng giả và dùng phần mềm lậu được Bill Gates giải quyết rất tinh vi và tế nhị ở Trung Quốc. Thử áp dụng coi đúng không.
Tôi không cổ vũ cho nạn bán hàng giả, lậu hay ăn cắp. Nhưng phải tự hỏi những câu sau đây thì sẽ hiểu vấn đề lớn hơn thay vì đổ lỗi cho cái chợ, vốn vô tội.
1. Tại sao nạn này xảy ra hàng chục năm mà những nhà quản lý không chịu dẹp?
2. Tại sao người dân biết là hàng nhái nhưng vẫn mua?
Hiện tại khi đang viết comment này, tôi cũng mặc chiếc áo thun Nike “nhái” được mua với giá giá 150k mà mặc 4 năm trời rồi không hư. Nếu nó không có logo Nike thì tôi vẫn sẽ mua vì nó rẻ và bền.
Dân Việt Nam thì đa số còn nghèo cho nên bạn giảng đạo lý, bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng như không. Chưa kể luật pháp mập mờ và rườm rà cho nên quá trình khởi kiện thường không đẫn đến đâu.
Cách tốt nhất để chống nạn hàng giả này là làm cho người dân giàu có hơn. Lúc đó họ sẽ có nhiều tiền để mua hàng chính hãng. Còn nếu dẹp thì họ vẫn mua, cũng như không.
Nên suy nghĩ như vầy, học hỏi từ chiến lược Gates. Ông ta thừa biết người Trung Quốc dùng phần mềm Window và Office lậu nhưng vẫn làm lơ. Mục đích là làm cho họ quen với thương hiệu và hệ điều hành. Sau này khi Trung Quốc phát triển hơn, người dân giàu hơn thì họ luôn trung thành với Microsoft bất chấp vấn đề kinh tế chính trị có ra sao. Adobe cũng y chang, cho người ta dùng lậu rồi khoá họ trong hệ sinh thái thiết kế. Khi làm công ty thì doanh nghiệp phải mua.
Hàng giả cũng vậy. Các công ty có thể lên án nhưng đừng dẹp triệt để. Hãy để người ta làm giả, người tiêu dùng sẽ quen với thương hiệu. Khi họ giàu lên rồi thì sẽ trở thành khách hàng đúng nghĩa.
Lên án chỉ là giải pháp tạm thời, hãy có tầm nhìn hơn vậy.
Bóc Phốt Tài Chính | 25.2.2021