Vì sao nhiều sinh viên học ngành kinh tế | Các ngành học khối kinh tế kinh doanh chiếm hơn phân nửa số lượng sinh viên ở trong và ngoài nước [để coi lại số liệu]. Có nhiều lý do giải thích cho điều này vì đây không phải là hiện tượng chỉ ở Việt Nam thôi đâu. Các trường ở nước khác cũng vậy.
Trước tiên thì ngành kinh tế kinh doanh bao gồm kế toán, quản trị kinh doanh, marketing, tài chính, ngân hàng, kinh tế, kinh doanh quốc tế và những tên gọi khác nữa.
Nhưng ở một số nước thì bằng Cử Nhân Kinh Tế được tách ra vì nó khó hơn nhiều, vì dùng số liệu và đọc rất nhiều sách. Nhưng ở đây xin gom chung lại cho dễ.
- Ngành kinh tế thì dễ học. Nó nhẹ hơn khối kỹ thuật, khoa học và y khoa rất nhiều.
- Ngành kinh tế dễ đào tạo và phát triển. Nhà trường cũng không cần đầu tư nhiều cho trang thiết bị. Chỉ cần lớp học, thuê giảng viên rồi tuyển sinh thôi.
- Mấy ngành như Quản Trị Kinh Doanh thì được tuyển sinh nhiều nhất vì quá dễ. Học xong không hiểu mình học gì luôn vì nó quá chung chung. Tôi cá là đa số bạn sinh viên đang học ngành này để có cái mác “đại học” thôi.
Các trường ở nước ngoài cũng vậy chứ không khác. Nhất là thị trường Canada, Mỹ, Úc và Anh. Coi cách họ tuyển sinh ở Việt Nam là biết. Các ngành như y khoa và kỹ thuật thì cần thi đầu vào, tỷ lệ rớt môn rất nhiều. Còn kinh doanh thì rất nhẹ, học như đi chơi cho nên nhiều bạn thích.
Riêng mình biết hơn vài chục bạn học ngành “Quản Trị Kinh Doanh” rồi. Mắc cười là dù nói học ở trường luật, bách khoa, kinh tế và tài nguyên thì cái họ học là “Quản Trị Kinh Doanh.” Vì đó là cách nhà trường tuyển sinh để tăng doanh thu.
Mình không nói học cái đó là sai nhưng mong các bạn suy nghĩ lại vì nó quá đơn giản và chung chung. Cực khó định hướng công việc sau này.
Bóc Phốt Tài Chính | 11.3.2021