Pavel Durov, tiếng Anh là công cụ

Pavel Durov, tiếng Anh là công cụ | Anh Pavel Durov đang nhận xét từ góc nhìn của công dân toàn cầu nhưng quên rằng mỗi nước có quá trình phát triển riêng. Tôi luôn cho rằng tiếng Anh chỉ là công cụ. Có thể ngày xưa nó là chuyên ngành vì ít ai biết, nhưng bây giờ khi một cái gì đó quá phổ biến thì sẽ thành công cụ hoặc kỹ năng. 

Như trước đây ít ai biết đến thiết kế đồ họa nên đua nhau đi họ. Còn bây giờ khi có Canva và hàng loạt khóa online thì bất cứ ai cũng có thể thiết kế, từ đó nó biến thành công cụ.

Các nước nói tiếng Anh có lợi thế là không cần học thêm ngoại ngữ vẫn có thể phát triển được. Nhưng nhà trường luôn khuyến khích học sinh học thêm ngôn ngữ khác để phát triển tư duy và trao đổi văn hóa. Không ai ở Mỹ, Anh, Canada hay Úc nói rằng “Tiếng Anh là lợi thế cả” vì ai cũng phải nói dù làm bất cứ việc gì.

Ở riêng Việt Nam thì số lượng dân số biết tiếng Anh vẫn còn thấp. Nhớ năm rồi điểm thi tiếng Anh thấp nhất gần đây. Nguyên nhân là nhà trường chạy thành tích và dạy qua loa quá mức. Đó là vì sao các trung tâm đua nhau mọc lên nhưng chất lượng không tiến bộ cho lắm. Chỉ có du học sinh, học sinh trường quốc tế và một số cá nhân tiêu biểu mới được cho là “giỏi.” 

Nhưng tôi lạc quan. Tầm 10 năm nữa thôi thì sẽ cải thiện đáng kể. Nhất là khi làn sóng du học sinh trở về và các trường quốc tế mở thêm chi nhánh, lúc đó tiếng Anh sẽ trở thành công cụ đúng nghĩa. Mấy cái show ca ngơi ai giỏi tiếng Anh cũng sẽ trở nên tầm thường vì nó quá phổ biến rồi.

Chia sẻ là trước đây tôi học tiếng Trung vài tháng nhưng phải bỏ vì mệt và lười quá. Chỉ đọc được pinyin và sai rất nhiều. Nhưng rất vui vì nó giúp mở mang đầu óc và tư duy.

Bóc Phốt Tài Chính | 21.6.2021

Leave a Comment