Chỉ số phân tích chứng khoán có đúng? | Mấy cái chỉ số đó thì bất cứ sinh viên nào cũng đã học và hiểu qua trong các lớp cơ bản. Mấy khoá online cũng dạy tương tự. Nhưng vấn đề là khi áp dụng ngoài đời thì gần như vô nghĩa, nhất là trong giai đoạn bong bóng. Vì chỉ cần mua là tăng giá và có lời nên người ta bác bỏ tất cả.
Tuy nhiên, nó luôn đóng vai trò nhất định trong việc phân tích. Lấy Tesla làm ví dụ, mặc dù PE của nó đã hơn 1300 nhưng người ta vẫn đâm đầu vô rồi đẩy giá lên tiếp. Vậy PE đúng hay người mua và bán đúng?
Áp dụng lý thuyết là điều tốt và cần thiết nhưng đừng lậm. Vì nếu cấm đầu vô các báo cáo tài chính và các con số phân tích thì bạn sẽ không thấy toàn bộ bức tranh. Đôi lúc điều bạn cần nhìn không nằm trong báo cáo mà ở ngoài đời.
Ở Việt Nam thì tôi lấy ví dụ là vai trò của nhà nước. Trong top 10 công ty niêm yết thì hết 9 có cổ phần của nhà nước rồi. Có thể cho rằng họ là cổ đông lớn nhất và là yếu tố quyết định.
Cho nên khi đầu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi luôn muốn coi nhà nước nắm bao nhiêu phần vì biết rằng doanh nghiệp đó đang được bảo trợ và sẽ không có gì quá xấu xảy ra.
Ví dụ điển hình là Vietnam Airlines. Trên giấy tờ thì họ đang lỗ và PE âm. Nếu dựa theo các chỉ số trên thì HVN đang phá sản. Nhưng người có kinh nghiệm xã hội sẽ thừa biết rằng vì có sự bảo trợ của chính phủ nên nó sẽ mãi tồn tại và phát triển, nhất là sau COVID-19 và các tuyến bay quốc tế hoạt động trở lại.
Cho nên hãy học lý thuyết, đó là điều cơ bản. Nhưng ngoài đời thì cần vốn xã hội và bạn chỉ sở hữu được sau những năm tháng sinh tồn.
Hình: HBR Business School
Bóc Phốt Tài Chính | 04.3.2021