Vấn đề với phân tích cổ phiếu trong quá khứ | Vấn đề với những bài phân tích cổ phiếu về hiệu suất quá khứ là tác giả chỉ nói những gì đã xảy ra. “Nếu mua Microsoft thì bây giờ bạn đã giàu,” “Nếu mua Vingroup thì bây giờ bạn đã nhân 10 số tiền” hay “Nếu mua Bitcoin thì bây giờ bạn đã là triệu phú. Nhưng ở đời không bao giờ có chữ nếu. Chỉ khi sự việc đã diễn ra thì chúng ta mới nhìn lại và vỡ lẽ, xong tự nói “Nếu.”
Vào những năm đó thì rất khó đoán hay biết trước công ty nào sẽ thành công hay thất bại vì có hàng trăm cổ phiếu tương tự. Bạn không thể nào lấy một vài cổ phiếu thành công để đại diện cho cả thị trường được. Thực tế là 80% cổ phiếu có hiệu suất thua kém index. Trung bình sau 10-20 năm thì họ giảm vì mất đi tính cạnh tranh hay vó công ty khác làm tốt hơn.
Cho mỗi VIC thì lại có hàng chục mã khác giảm rồi biến mất. Cho nên đừng bao giờ choi trò đoán mò và đánh cược vì xác suất cao là bạn sẽ thất bại. Nhưng không cần phải làm như vậy.
Khi ai đó hỏi tôi “Cổ phiếu nào sẽ tăng” thì tôi sẽ thẳng thắn trả lời rằng đó là câu hỏi vô nghĩa vì tôi không phải thầy bói. Bất cứ ai nói họ có thể đoán được tương lại đang nói dối với bạn hoặc ảo tưởng về bản thân. Tất cả chỉ là đoán mò.
Thay vì lựa chọn trong một mớ cổ phiếu rồi hy vọng điều tốt đẹp thì sao không nắm một rổ hoặc cả thị trường. Nếu ở Mỹ bạn có thể làm điều đó bằng cách mua quỹ ETF SP500, nó ăn theo index và bạn biết chắc mình sẽ nắm phần thắng. Vì không phải tốn công sức chọn kẻ thắng thua mà chọn tất cả.
Ở Việt Nam thì có quỹ VN30 đang làm khá tốt. Mua một lúc 30 cổ phiếu hàng đầu thị trường thay vì lựa chọn rồi chơi trò may rủi. Đó là cách duy nhất tôi đầu tư. Không cần nhức đầu và tốn thời gian theo dõi thị trường mỗi ngày vì tôi ăn theo nó.
Nếu 10 năm trước mua VN30 thì bây giờ bạn sẽ nhân số tiền mình lên 2.5 lần rồi, nghĩa là 100 triệu thành 250tr. Nó không lớn nhưng cũng là thành công, còn hơn mất trắng. Thị trường chứng khoán không phải là cách để làm giàu nhanh mà chỉ là công cụ để phát triển tài sản cá nhân. Hãy làm như vậy thay vì ngồi đó nói “Nếu.”
Bóc Phốt Tài Chính | 19.2.2021