Mình rất thích TikTok. Nó đã kết nối mình với nhiều người. Nhờ nó mà mình được biết đến nhiều người và địa điểm hơn. Nhưng trong thời gian qua, có một cuộc tranh luận không hồi kết. Nó bắt nguồn với vài phát ngôn như sau.
- Nếu bạn muốn ăn đứt một người học marketing ở đại học, hãy làm kênh TikTok.
- Giờ bạn là nhà tuyển dụng, giữa một người cử nhân học lý thuyết so với một người có kênh TikTok 100,000 follower, bạn sẽ chọn ai?
- Thằng này học trường tốp 50 thế giới, mà kênh TikTok nó còn thua tao.
- TikToker giờ ăn đứt người kinh doanh bên ngoài. Doanh thu mỗi tháng lên cả tỷ.
- TikTok giờ hiệu quả hơn các kênh quảng cáo truyền thống.
Kéo theo đó, là hàng hoạt chuyên gia marketing xuất hiện. Đó có thể là gói xây kênh 100 triệu, chương trình bán hàng liên kết kiếm chục triệu, hay khóa học đào tạo KOC kiếm tiền tỷ mỗi tháng.
Đại khái là vậy. Ở đây mình sẽ không nêu tên ai vì nó không quan trọng. Nhưng liệu có đúng hay không? Trong podcast này, hãy cùng mình tìm hiểu.
Trước tiên, lưu ý. Tuy mình là người trình bày, nhưng mình không hề làm một mình. Chuyện là mình hay nói chuyện với các bạn trong mảng marketing. Tụi mình hay thảo luận về chủ đề này. Cho nên, hãy coi đây là bài tóm tắt của các cuộc nói chuyện đó.
Podcast được chia theo các phần sau đây.
- Sự thu hút của TikTok
- Có nhiều lượt tim và follower là tài năng?
- TikToker có giỏi hơn một người có bằng đại học?
- TikTok có thể thay thế kênh quảng cáo truyền thông?
- TikToker bán hàng giỏi hơn cửa hàng bên ngoài?
- KOC KOL có phải là cái nghề?
- Chu kỳ của một TikToker
- TikTok làm con người ảo tưởng
- Sự nguy hiểm của TikTok
- TikTok nên là công cụ hỗ trợ
Xin bắt đầu.
Sự thu hút của TikTok
Ghét hay thích TikTok thì bạn cũng phải công nhận một điều, nó phân phối nội dung quá tốt và kết nối người dùng quá hiệu quả. Mình không phải là người rành về kỹ thuật. Nhưng xét từ góc độ người dùng, TikTok làm tốt hơn bất cứ nền tảng nào khác.
Tính đột phá của TikTok nằm ở mô hình hoạt động. Trước đây, để một người đi từ số không lên một triệu là cực kỳ khó. Nhưng với TikTok, nó là một chuyện bình thường. Bạn nào tham gia các mạng xã hội khác như Facebook hay YouTube sẽ hiểu điều này.
Để hiểu vì sao TikTok là ưu việt và thu hút nhiều người dùng, bạn hãy sử dụng nó trước.
Bạn mở TikTok. Đập vào mắt bạn không phải là trang giới thiệu, mà là một clip ngẫu nhiên. Bạn chỉ cần lướt là TikTok sẽ tiếp tục đề xuất nội dung dựa theo hành vi tương tác.
- Bạn hay coi các clip về Đà Lạt. TikTok sẽ đề xuất các nội dung về Đà Lạt.
- Bạn thích các clip các cô gái nhảy nhót. Màn hình của bạn sẽ tràn ngập các clip đó.
- Bạn thích coi review sản phẩm. TikTok bạn sẽ có những cái đó.
Khác với YouTube hay Facebook, bạn không cần chủ động tìm đến tác giả, TikTok sẽ tự kết nối và đề xuất nội dung cho bạn. TikTok là nền tảng tập trung vào nội dung, nó là một sân chơi phẳng. Dù bạn là người vô danh hay nổi tiếng, clip của bạn có cơ hội lan truyền rộng tương đương nhau. Hay trên lý thuyết là vậy.
Chính điều này đã lôi cuốn người khác đến với TikTok. Vì nó dễ phát triển hơn. Nhưng nếu cái gì quá dễ, cũng là vấn đề. Bạn làm được thì người khác cũng làm được.
Có nhiều lượt tim và follower là tài năng?
- Bây giờ, cô gái nhảy nhót lắc hông có triệu view. Còn Một chuyên gia nói chuyện có 1 ngàn view. Không lẽ cô gái đó tài năng hơn một chuyên gia?
- Yếu tố quyết định lượng follower là sự tương tác của độc giả. Người ta bỏ ra 60 giây để coi một cô gái đẹp để xả stress hơn là nghe một chuyên gia nói về kiến thức chuyên sâu.
- Nội dung giải trí dễ tiêu thụ, cung gặp cầu. Điều này chứng tỏ nhiều người thích nhìn gái đẹp, điều mà bất kỳ ai cũng biết, chứ không liên quan gì tài năng.
- Ví dụ, một cô giáo dạy văn trên tiktok chỉ có ngàn view, nhưng chúng ta có dám nói cô giáo đó kém tài năng hơn TikToker không? Đương nhiên là không.
- Người ta coi nhiều vì thích cá tính của người đó, chứ chưa chắc vì chất xám hay chuyên môn.
- Mỗi người một tài năng. Nói nhảm mà ra tiền cũng là tài năng. Nhưng đừng so sánh với một giáo viên, chuyên gia, vì nó rất khập khiễng và vô lý.
- Nếu để ý, những clip nhiều view nhất là: nhảy nhót, review, drama, đấu tố. Nó bình dân, gần gũi với đa số người coi. Nó không phản ánh chất xám hay chất lượng.
- Một yếu tố nữa đóng góp cho lượt view là thuật toán. Khi thấy nhiều người coi nội dung nhảy nhót, TikTok sẽ đẩy nội dung dạng đó lên. Vậy tài năng là gì?
- Nếu bạn muốn biết tài năng thật, hãy đăng các clip TikTok của mình qua bên YouTube. Số lượng view giảm xuống còn 10%. Lúc đó bạn nhận ra rằng, bấy lâu nay, mình được thuật toán TikTok hỗ trợ.
TikToker có giỏi hơn một người có bằng đại học?
- Đây là lúc gây tranh cãi. Một câu bạn hay nghe là “Trình độ của người làm TikTok ăn đứt người học đại học.” Rất tôn trọng ý kiến, nhưng so sánh vậy rất sai.
- Tiktok ai cũng làm được. Nhưng nếu giỏi tiktok, thì bạn chỉ có thể giỏi trên tiktok, không thể áp dụng cho nền tảng khác. Vì mô hình và thuật toán khác nhau.
- Còn để đậu đại học, bạn phải đạt số điểm nhất định trong các môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh Văn, Ngữ Văn… Để tốt nghiệp, bạn phải trải qua 4 năm ăn học, viết cả chục bài luận, đọc cả trăm bài báo, cả trăm cuốn sách. Mục đích đại học là phát triển tư duy, đào tạo ra một người có thể phát triển ở nhiều môi trường, chứ không chỉ là TikTok.
- Với đại học, bạn có thể làm cho cá nhân, kinh doanh, làm cho doanh nghiệp; còn với Tiktok, bạn chỉ có thể làm trên TikTok.
- Đừng hiểu sai ý mình. Làm TikTok hay YouTube rất cực. Việc một bạn học đại học trường tốp cũng không thể làm được như một bạn TikToker. Vì họ giỏi học, giỏi nghiên cứu, chứ không có cá tính phù hợp và giỏi nói chuyện trước ống kính. Cho nên bạn nào làm TikTok lên 1 triệu follower thì đó là một thành tích đáng nể. Nhưng nó khác hoàn toàn với đại học.
TikTok có thể thay thế kênh quảng cáo truyền thống?
- Tiktok hợp cho người khởi nghiệp nhỏ lẻ, chỉ hợp cho quy mô cá nhân. Nó không thể thay thế hoàn toàn các kênh truyền thông của một tổ chức.
- Số tiền doanh nghiệp rót cho TikTok chiếm 0.7% trong tổng ngân sách marketing toàn cầu.
- Ở kênh TikTok cá nhân, bạn có thể nói tự do hơn, thoải mái trình bày cá tính mà không phải tuân thủ theo bất cứ điều gì. Nếu có, thì đó là giới hạn pháp luật.
- Nhưng khi làm truyền thông cho doanh nghiệp, bạn bị ràng buộc bởi cá tính thương hiệu, sự chuyên nghiệp, bảo vệ hình ảnh thương hiệu, chiến lược marketing, ý tưởng truyền thông, áp lực KPI. Nói chung là rất nhiều thứ, nhưng vẫn phải đảm bảo tính sáng tạo. Để làm được điều đó, một marketer phải có kiến thức nền về marketing, am hiểu thị trường, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng giao tiếp với các bên cung ứng, agency, KOL, KOC… Nếu phân tách ra thì phải có cả trăm yếu tố.
- Ví dụ, có một khách sạn 5 sao ở Đà Lạt muốn chạy chiến dịch truyền thông cuối năm. Là một chuyên viên marketing, bạn sẽ làm gì? Bạn phải lập kế hoạch truyền thông. Trong đó, bạn phải phân tích khách hàng, đối thủ, đề ra mục tiêu, ra ý tưởng lớn, hợp tác với bên thứ ba, như công ty du lịch, agency…
- Trong suốt quá trình đó, TikTok không được ưu tiên vì: Sự hiện diện quá nhiều ở TikTok làm giảm giá trị thương hiệu. Có thể khách sạn sẽ thuê KOL về review nhưng nó chỉ là một phần nhỏ.
- Không phải ai cũng xài TikTok. Bạn vẫn ra đường nên nhãn hàng làm quảng cáo OOH. VD là các mặt bằng vàng như ngã 6 Phù Đổng. Người ta sẵn sàng chi trăm triệu để đặt quảng cáo ở đó.. Bạn vẫn đọc báo nên nhãn hàng đặt bài PR. Một bài PR trên báo lớn có giá cũng vài chục triệu.
- Nhãn hàng không bao giờ đánh cược tất cả vào 1 nền tảng. Họ cũng không đặt cược vào 1 KOL hay KOC. Bạn chỉ là 1 phần trong chiến dịch chứ không phải là tất cả.
- Rủi ro: Thời của KOL rất ngắn. Có giai đoạn phát triển, ở đỉnh và đi xuống. Nên nhãn hàng chỉ hợp tác ngắn hạn thay vì đi lâu dài.
TikToker bán hàng giỏi hơn cửa hàng bên ngoài?
- Ví dụ, 1 TikToker bán hàng có doanh thu mỗi tháng 1 tỷ đồng. Điều đó có cho thấy họ có tài năng không?. Có thể, nhưng:
- Nhìn nhận đó chưa toàn diện. Một điểm khác biệt khi bán hàng trên TikTok và bên ngoài. Đó là cá tính người bán. Người ta mua vì họ thích idol đó chứ chưa chắc vì sản phẩm. Bạn có thể mua sản phẩm đó trong 1 tuần, 1 tháng nhưng không ai mua cả đời. Khi bạn hết thời, người ta nghỉ mua.
- Về quy mô sản xuất và quy mô cung cấp. Với TikTok, bạn có thể bán 100 cái áo, 1000 cái áo. Nhưng khi lên quy mô lớn, bạn không thể làm như vậy, vì bạn sẽ kẹt vốn, thiếu nhân sự. Khâu sản xuất sẽ bị nghẹt. Giải sử nếu có 1 triệu đơn hàng, bạn sẽ bán và phân phối nó bằng cách nào? Bạn không thuê 1000 anh shipper để giao từng nhà. Khi đó, chi phí vận hành sẽ cao hơn chi phí sản xuất. Đó là vì sao kênh bán lẻ luôn cần thiết.
- Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp bán trên titkok. Tiktok chỉ hợp bán những thứ có giá trị thấp như văn phòng phẩm, mỹ phẩm (sale off), đồ ăn vặt, đồ gia dụng, quần áo… Giờ nếu bạn là người mua quần áo kỹ tính, mua bàn ghế, tủ lạnh, máy giặt, rau củ, cá thịt, không lẽ bạn cũng lên TikTok?
- Một yếu tố giúp các TikToker bán được hàng là phá giá. Ví dụ: một cái áo nhà sản xuất bán cho nhà phân phối 50 ngàn. Nhà phân phối bán cho nhà bán lẻ 100 ngàn. Nhà bán lẻ bán cho người tiêu dùng 200 ngàn. Trong hợp đồng có một điều khoản cấm phá giá, tức là nhà bán lẻ chỉ được bán trong một khung giá nhất định. Không được bán thấp hơn giá sàn.
- Với TikTok, họ đi ngược với nguyên lý này và bán phá giá toàn bộ. Nhiều mặt hàng họ bán còn thấp hơn giá bán lẻ bên ngoài. Đó là vì sao người ta mua hàng TikToker bán.
- So sánh với Mỹ âu, người ta có rất nhiều titoker nổi tiếng và ngôi sao, nhưng tại sao họ không bán phá giá? Vì họ không giành công việc đó với nhà bán lẻ. Mỗi bên có chức năng khác nhau và tôn trọng nhau. Đa số Tiktoker nhận kèo quảng cáo, PR hoặc bán sản phẩm mình tự làm ra.
- Hiện tại, luật pháp Việt Nam còn lỏng lẻo khoản này, nên tạo nhiều khe hở cho TikToker. Từ đó, họ ảo tưởng bán phá giá là tài năng. Nếu họ bán đúng giá như nhà bán lẻ, gần như sẽ không ai mua.
- Cho nên, TiKToker không thể thay thế nhà bán lẻ, cũng không giỏi hơn nhà bán lẻ.
- Sau vài vụ phốt vừa rồi, các nhà bán lẻ đã ép nhà phân phối phải nhìn lại vụ việc. Nên trong tương lai, nhà nước phải quy định cụ thể về bán phá giá, để không còn khe hở nào.
- Lúc đó TikTokers sẽ thấy rằng cái tài năng họ ngộ nhận bấy lâu nay, là trò khôn vặt của Trạng Quỳnh.
KOC KOL có phải là cái nghề?
Trong vài năm trở lại đây khi TikTok ra đời, nó tạo ra một tầng lớp giới trẻ ôm mộng làm giàu bằng cách làm KOL hay KOC. Đó là key opinion leader và key opinion consumer. Đó là những người có ý kiến được chú ý hay người mua hàng có ảnh hưởng.
Hiện tại, không có định nghĩa cụ thể thế nào là KOC. Nhưng tiêu chuẩn phổ thông là:
- Trên 10k người theo dõi, là KOC nhỏ
- Trên 100k người theo dõi, là KOC vừa
- Trên 1 triệu người theo dõi, là KOC lớn
Theo tiêu chuẩn này thì mình cũng được coi là một KOL hay KOC vừa. Không quá nổi tiếng, nhưng cũng không quá tệ. Đây là năm thứ 3 mình làm YouTube và vẫn chưa giàu. Nếu bạn làm nội dung cho thị trường Việt Nam thì cực khó để bạn làm giàu. Nhiều kênh có cả triệu người theo dõi, nhưng doanh thu chỉ 100 triệu mỗi tháng. Nhìn thì cao, nhưng sau khi trừ hết chi phí vận hành thì còn lại vài chục.
Nói chuyện với vài bạn làm agency mảng TikTok thì thừa nhận là bây giờ có không ít KOC kiếm vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi tháng. Nhưng rất ít. Giống như khái niệm thiên kiến sống sót mình nói trước đây.
- Việt Nam có 68 triệu người dùng TikTok
- Trong đó, ước tính có tầm 1,000 người trên 1 triệu follower. Mình không rõ số lượng bây giờ là bao nhiêu.
Nếu quy ra phần trăm thì là 0.001%. Nó là mức cực thấp. Nó như trong một cái quân, thì có một người thành công nhờ TikTok. Còn lại thì làm không công hay chỉ có số tiền nhỏ.
Trích từ báo VNE:
“18 tuổi, Đức Hải mặc sự can ngăn của gia đình, bỏ thi đại học, theo đuổi nghề làm KOL vì tin rằng đây là cách nhanh nhất để làm giàu.
Anh xoay xở sản xuất đủ kiểu nội dung, từ những video gây tranh cãi, thử thách độc lạ hoặc chia sẻ triết lý, mong sớm đạt 100.000 người theo dõi rồi chuyển sang làm tiếp thị liên kết, nhận quảng cáo từ nhãn hàng.
Ở Việt Nam hiện có hàng trăm hội nhóm khác nhau chia sẻ cách xây dựng thương hiệu cá nhân, mẹo để tăng tương tác, nhận quảng cáo từ nhãn hàng. Nhóm đông nhất có gần 400.000 thành viên. Mỗi ngày có gần 100 bài xin kinh nghiệm làm nghề.
Theo khảo sát, 54% giới trẻ cho biết họ muốn làm người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.”
Bây giờ 1m2 có 10 TikToker. Theo phân tích của mình, KOL hay KOL không phải là cái nghề. Hay ít ra, nó không nền là cái nghề. Đây là vì sao.
Đây không phải là lời nói suông, trong danh sách bạn bè mình, có không ít người làm trong agency. Tụi mình hay nói chuyện với nhau về mảng này. Hãy coi đây là bài tóm tắt.
Mục đích ban đầu của KOC, hay người tiêu dùng có ảnh hưởng, không phải là biến nó thành công việc toàn thời gian. Nó là một phần hỗ trợ người tiêu dùng thông qua đánh giá trung thực. Trừ đó, nhãn hàng và người tiêu dùng sẽ có tiếng nói chung.
Lấy ví dụ. Bạn là một người thích ăn uống. Bạn đi ăn quán kia, thấy ngon, bạn chia sẻ. Động cơ của việc chia sẻ đó là đưa ý kiến của mình ra, để giới thiệu người khác đến quán đó. Bạn hoàn toàn tự nguyện chứ không được ai trả gì.
Lấy ví dụ khác. Mình là một người dùng YouTube Premium, một công cụ hỗ trợ cho công việc. Mình thấy nó tiện và có ích. Cho nên mình chia sẻ cho người khác. Động cơ của mình là tâm sự, ai thích thì nghe. Chứ không có được lợi gì.
Mình quảng bá cho Aeon Mall, vì mình thực sự thích họ. Chứ không nhận được xu nào.
Nếu, quán ăn hay YouTube thấy mình có ảnh hưởng, họ có thể tặng mì món quà. Còn không, họ có thể trả tiền để mình nói y chang như trước đây. Hoàn toàn không có gì thay đổi.
Đó là định nghĩa của một KOC. Bạn phải là người sử dụng nó, trải nghiệm nó, có ý kiến về nói, và chia sẻ tự nguyện về nó.
Nhưng khi TikTok trở nên phổ biến, nó biến nhiều người thành ngôi sao. Nhất là khi họ ăn xu hướng rồi có triệu người theo dõi.Điều này nó vô tình tạo ra mâu thuẫn lợi ích. Đó là khi bạn nhận tiền của một nhãn hàng, cái đánh giá của bạn nó có còn trung thực nữa hay không?
Ví dụ, bạn nhận tiền quảng cáo cho quán ăn kia, nhưng bạn chưa ăn. Thì đó có phải là lừa dối người tiêu dùng không? Vai trò của KOC nó đã biến dạng. Từ một người đưa ra nhận xét thuần, họ trở thành một công cụ quảng bá. Từ đó, xung đột xảy ra.
Khi lên quy mô, bạn có áp lực chỉ tiêu và phải ra clip liên tục. Nhiều kênh ngày nào cũng ra. Không lẽ KOC đó đi ăn quán mỗi ngày. Nó hơi vô lý.
Cho nên, KOC chỉ có thể là công việc vụ, tạo ra thu nhập thêm. Nên như vậy để giữ sự trong sạch cho KOC.
Chu kỳ của một TikToker
- Có một quy luật trong ngành công nghiệp KOL, KOC là sự “hết thời”. Nó diễn ra như sau: Một cá nhân đăng bài được nhiều người thích, từ đó trở nên nổi tiếng. Họ ở đỉnh cao khoảng 1 – 2 năm, sau đó giảm nhiệt dần và biết mất, rồi bị thay thế bởi một người khác. Đó là vì sao có nhiều kênh triệu follower nhưng ít người coi. Bởi vì họ đã hết chu kỳ. Sau đó, họ phải trở lại công việc bình thường.
- Khi một công việc của bạn chỉ gắn kết với một nền tảng, thì nền tảng đó có thể kéo bạn xuống.
- Nhiều TikTokers hiểu quy luật này, nên họ cố tranh thủ kiếm được càng nhiều càng tốt ở giai đoạn đỉnh cao.
- So với một người học Đại Học, họ có một sự nghiệp thăng tiến chậm nhưng bền vững và tăng theo thời gian. Họ không bị khóa bởi bất cứ nền tảng nào.
- Một cửa hàng bên ngoài dù không nổi bằng TikToker nhưng họ có thể đi lên từ từ.
- Tâm sự chút, ngay cả mình cũng biết mình sẽ hết thời. Khi nhan sắc phai tàn, mình sẽ không còn vị trí nữa. Cho nên mình chọn đi học để phòng hờ.
TikTok làm con người ảo tưởng
- Sự phát triển của TikTok làm con người ảo tưởng. Họ nghĩ rằng nhiều view là tài năng. Họ nghĩ rằng có nhiều follower là có nhiều khách hàng. Họ tầm tưởng rằng nổi tiếng trên TikTok là nổi tiếng bên ngoài.
- Họ ảo tưởng có thể lấy tiktok làm sự nghiệp mà không cần trường lớp hay một cái nghề nhất định. Họ ảo tưởng Tiktok có thể mang lại doanh thu đủ cho cả đời.
- Riêng mình, ghét nhất là khi ai đó lấy lượt view trên TikTok để làm tiêu chuẩn. “Thằng kia làm clip triệu view, còn mày lẹt đẹt.”
- Nhưng xin lỗi, view trên TikTok nó khác chút. 1 view trên TikTok là 1 giây, chỉ cần bạn lướt thấy là được tính 1 view. Còn 1 view bên YouTube là 30 giây, người ta phải ngừng lại và coi. Nó rất chênh lệch.
- Nó giống như lạm phát tiền tệ. Khi cái gì đó có quá nhiều và quá dễ, giá trị cũng giảm.
- Bạn nào làm về kiến thức thì xin đừng nản. Một ngàn view bên YouTube bằng 30 ngàn view bên TikTok. Nó bền hơn.
- Chưa hết, TikTok còn hơi nguy hiểm.
Sự nguy hiểm của TikTok
- Suy nguy hiểm của tikTok là nó Tiêu diệt tính kiên nhẫn. Con người chỉ muốn tiêu thụ nội dung ngắn. Bây giờ, người ta chỉ muốn coi các phiên bản tóm tắt, còn các clip dài thì dần thua thiệt. Khi view trở thành tiêu chuẩn so sánh, con người không mặn mà với giá trị thật nữa.
- Lần cuối cùng bạn ngồi coi một clip 30 phút là khi nào, hay đọc cuốn sách vài trăm trang? Mình cá là rất ít. Vì ngồi lướt TikTok nó nhanh và giải trí hơn nhiều. Đây là một điều bất cộng cho người tử tế.
- TikTok khiến giới trẻ nghĩ rằng mình không cần đi học nhiều vẫn có thể làm giàu. Đi học làm gì, khi ra trường lương 10 triệu, còn bán hàng TikTok được 100 triệu.
- Tiêu thụ quá nhiều nội dung rác ảnh hưởng tới tư duy con người. Giờ mở lên là thấy nội dung rác tràn ngập. Anh kia ngoại tình, chị kia cặp với ai, ngôi sao kia đang làm gì. Dần dần, con người trở nên thờ ơ với xã hội vì họ quá nghiện TikTok.
TikTok nên là công cụ hỗ trợ
- Bỏ qua những lời phê bình trên, TikTok vẫn nên là công cụ hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp. Rất nhiều người đã dùng TikTok thành công trong công việc. Như một bạn TikToker ở Đà Lạt đã thành công xây dựng quán ăn. Một bạn chạy Grab bây giờ có tiền để giúp đỡ gia đình.
- Tiktok giúp kết nối con người và cộng đồng với nhau. Nhờ đó mà người ta khám phá ra món ăn ngon, địa điểm đẹp mà chưa từng biết tới. Bây giờ khi mình muốn tìm hiểu về một nơi nào đó, mình sẽ lên TikTok. Nó có clip và hình ảnh. Dạo gần đây, mình hay coi TikTok về Hải Phòng, mình bất ngờ khi thấy thành phố này phát triển.
- Nhưng, sau tất cả, TikTok chỉ là công cụ, không phải là tất cả. TikToker có nhiều follower không có nghĩa là giỏi hơn người học đại học. TikTok chỉ là một trong vô số nền tảng, nó không thể thay thế tri thức con người.
- Cảm ơn bạn đã nghe.