Vietnam Airlines phá sản và moral hazard | Trong kinh tế có khái niệm tên “Moral hazard,” rủi ro đạo đức. Năm 1997 khi quỹ đầu cơ LTCM phá sản, chính phủ đã can thiệp nhằm giải cứu. Nhưng nó tạo ra tiền đề xấu. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ ỷ lại vào sự cứu trợ thay vì nghiêm chỉnh và cạnh tranh.
Một thập niên sau, điều này được lập lại khi các ngân hàng đầu tư phá sản. Không khác, họ lại được giải cứu và vòng xoay “doanh nghiệp ăn bám” tiếp tục diễn ra. Mặc dù mục đích là tốt nhưng kết quả thì không. Vì khi đã trao đặc ân cho ai đó, họ sẽ lạm dụng.
Ngành hàng không Việt Nam đang gặp khó khăn và cần được hỗ trợ. Nhưng nó phải công bằng chứ tuyệt đối không được thiên vị.
Thật bất công cho Bamboo, Vietjet và Vietravel khi thấy Vietnam Airlines nhận quá nhiều khoản trợ cấp gần như vô điều kiện. Tác hại là khoảng cách giữa hàng không công và tư nhân sẽ càng xa. Đây là điều không bao giờ tốt.
Nếu muốn giải cứu cả ngành thì phải xét trên phương diện bình đẳng và không được phân biệt.
- Hãy để các hãng vay trên thị trường mở. Các nhà đầu tư sẽ định giá rủi ro. Nếu cần thì chính phủ sẽ bảo đảm khoản tiền. Còn cho không hoặc trao đặc ân riêng thì không hợp chút nào.
- Nếu trao tiền thì hãy tính theo tỷ lệ doanh thu hoặc thị phần. Ví dụ có gói cứu trợ 100 tỷ, hãng A chiếm 40% thị phần thì được 40 tỷ còn B chiếm 10% thì được 10 tỷ. Ít ra nó không dựa trên cảm tính.
Sự cải tiến của ngành hàng không luôn đến từ nỗ lực tư nhân. Khi người dân bỏ tiền giải cứu thì họ phải được đền bù. Khách hàng đã chịu quá nhiều thiệt thòi.
Bóc Phốt Tài Chính | 16.6.2021