Bất động sản và Austrian Economics | Ông Hiếu đang miêu tả thuyết “Bong bóng chu kỳ kinh tế Áo” [Austrian business cycle theory], không biết là có đọc Mises hay Hayek không. Thứ duy nhất không nhắc đến là khái niệm lượng vốn bị đầu tư lệch [malinvestment].
Hạ lãi suất xuống 0% nghe có vẽ tốt nhưng đó chỉ là phân nửa của câu chuyện. Để làm điều đó thì ngân hàng nhà nước phải liên tục in tiền để cung vượt cầu. Trong khi VND không phải là tiền dự trữ của thế giới thì khả năng duy trì là rất thấp, có thể nói là gần không. Vì riêng USD, Euro, Yen, Pound và CAD đã chiếm 90% rồi. Họ có thể theo đuổi chính sách lãi 0% vì ai cũng muốn nắm giữ lượng tiền tân tạo đó.
Mặt hại của lãi suất 0% là như sau.
- Nó không khuyến khích người dân tiết kiệm vì lãi quá thấp. Trong khi tiết kiệm là một phần quan trọng trong việc tích luỹ vốn dài hạn.
- Nó làm lệch cung cầu của tiền tệ, giữa vay và tiết kiệm. Lãi suất là cái giá phải trả cho tiền ở hiện tượng và tương lai chứ không phải là con số ngẫu nhiên.
- Nó ra tín hiệu sai rằng nền kinh tế có lượng hàng hoá dự trữ đủ nhiều để có thể duy trì các dự án dài hạn. Trong khi thực tế thì đang khan hiếm.
- Nó đẩy vốn vào các kênh đầu cơ mạo hiểm hơn như bất động sản và chứng khoán. Đó là vì sao kể từ tháng 3/2020, thị trường tăng không ngừng, nguyên nhân là từ lượng tiền tân tạo.
- Nó đẩy giá nhà cửa lên không cần thiết. Vay 2 tỷ với lãi 10% nghe cao, nhưng đỡ hơn vay 4 tỷ với lãi 5%, vì nó làm tăng lượng tiền phải trả. Điều này gây nhiều tranh cãi.
Hiện tại thì chứng khoán không khác gì sòng bài rồi. Nếu lãi giảm còn 0% thì sẽ tồi tệ hơn. Người dân vẫn không mua được nhà và bong bóng này sẽ được thay thế bằng bong bóng lớn hơn.
Bóc Phốt Tài Chính | 25.6.2021