Sao phải thu thuế khi có thể in tiền | Mình thì không hiểu ý của bạn. Có gì nhầm lẫn chăng. Xin viết lại chút nhé. “Tại sao chính phủ vẫn thu thuê khi có thể in tiền.”
Chúng ta nên phân biệt chức năng của hai thứ vì nó khác nhau.
- In tiền là thuật ngữ bình dân. Còn từ giới chuyên môn hay dùng là “tiền tệ hóa” [monetisation], “nới lỏng tiền tệ” [monetary expansion] và “nới lỏng định lượng” [quantitative easing]. Nghe rất trí thức nhưng vẫn là in tiền.
- Vấn đề với in tiền là nó chỉ phân phối ở cấp trung ương vào hệ thống tài chính bao gồm các ngân hàng, những đơn vị sở hữu trái phiếu chính phủ và các cơ quan công.
- Các doanh nghiệp tư nhân và người thường thì phải chờ các hoạt động kinh tế diễn ra thì mới đụng được tiền đó.
- In tiền làm giảm uy tín quốc gia và niềm tin vào tiền tệ. Mỹ, Nhật và Âu có thể làm vậy vì tiền họ là dự trữ quốc gia. Còn các nước nào không nằm trong số đó thì nên coi lại.
Giờ là thuế, nó dùng để làm gì.
- Thuế là chính phủ thu từ người dân để chi trả cho quản trị, quản lý và hoạt động công. Như bệnh viện, cảnh sát, trường học và quốc phòng.
- Ở cấp địa phương thì dùng để thu cho hoạt động trong khu vực.
- Thuế bao gồm nhiều hình thức từ thuế cá nhân, doanh nghiệp cho đến VAT. Nó không trừ bất cứ ai.
- Lợi thế của thuế so với in tiền là nó phân phối từ trên xuống dưới. Địa phương nào cũng có thể thu được và quản lý riêng. Còn in tiền thì không thể làm vậy.
- Ví dụ Sài Gòn thu cho Sài Gòn, Hà Nội thu cho Hà Nội, rồi nộp một số cho trung ương. Nếu in tiền thì sẽ phân phối thế nào.
Thuế cũng không thể giúp kiểm soát lạm phát được vì nó không liên quan gì. Thuế là thu tiền từ dân, lạm phát là kết quả của chính phủ nới lỏng tiền tệ.
Mình rất thích ý tưởng của bạn. Tiếp tục phát huy nhé.
Bóc Phốt Tài Chính | 14.4.2021