Lạm phát và định nghĩa | Tôi thì không rõ người viết nội dung trên có học chuyên ngành kinh tế không vì cách trình bày rất mơ hồ. Hiện tại có hai định nghĩa chính của hai trường phái đối lập nhưng bổ sung cho nhau, Kinh Tế Áo và Keynesian.
- Kinh tế Áo | Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền. Nó xảy ra khi có lượng tiền mới được tạo và đẩy vào nền kinh tế. Đó là khi ngân hàng nhà nước tạo rồi đưa vào hệ thống. Sự khan hiếm là điều giữ giá trị của tiền. Lượng tiền mới đến từ hư vô kia là điều làm nó suy giảm. Tăng lượng tiền chính là lạm phát. Hàng hoá tăng giá chính là một trong những kết quả của lạm phát kèm với hiệu ứng bong bóng tài chính và đầu tư lệch thời gian.
- Kinh tế Keynes, vốn là tiêu chuẩn hiện nay | Lạm phát là sự tăng giá của hàng hoá. Hiện tại đa số chính phủ dùng CPI, tức giá cả của một rổ hàng hoá nhất định. Còn lượng tiền tăng bao nhiêu thì không được gọi là lạm phát, giá cả hàng hoá tăng mới quan trọng. Mục đích là nhắm đến 2-3% tăng trưởng để giá cả không giảm. Họ tái định nghĩa để dùng chính sách tiền tệ.
Nếu ngân hàng nhà nước không in tiền thì hàng hoá không thể tăng giá được, nhà đất cũng không thể lên đỉnh và thị trường tài chính không thể có xu hướng đi lên.
Lạm phát theo định nghĩa hiện đại là sự tăng giá của hàng hoá tạo ra bởi chính sách nới lỏng định lượng. Tất cả kết quả còn lại là hiệu ứng vì lạm phát chỉ có thể và mãi là vấn đề tiền tệ.
Bóc Phốt Tài Chính | 13.3.2021