Vinfast nội địa hoá 60%, thế nào là Made In Vietnam

Khác với ngộ nhận, một sản phẩm không nhất thiết phải dùng nội dung lắp ráp 100% ở trong nước để được gọi là hàng nội địa. Dựa theo Bộ Công Thương, chỉ cần 30% nội địa hoá là được.

Vinfast là một ví dụ. Mặc dù nhiều người lên án là hàng nhập, nhưng Vinfast vẫn được tính là sản phẩm Made In Vietnam vì đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đề ra.

Hiện tại, một chiếc Vinfast có tỷ lệ nội địa hoá 60%. Không rõ là giá trị nội dung hay số lượng. Nhưng nó vẫn hợp pháp.

Trước đây, Asanzo cũng dính phốt vì bị cho là lừa đảo khách vì nhập hàng Trung Quốc nhưng gọi là sản xuất ở Việt Nam. Vẫn tương tự, họ đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung nên vẫn là sản phẩm nội địa.

Nhưng có vấn đề. Bây giờ một doanh nghiệp có thể nhập đến 70% nội dung, linh kiện và nguyên liệu vào Việt Nam để lắp ráp rồi dán mác Made In Vietnam. Chính điều này khiến người tiêu dùng khó định nghĩa và phân biệt thế nào là hàng ngoại hay nội.