Một độc giả gửi mình bài viết này, của “Một thiên tài múa chữ ngôn ngữ Việt thuộc dạng đỉnh cao nhưng đọc xong như không đọc gì.”
Nó đưa ra một quan điểm siêu độc đáo mà mình chưa bao giờ nghe ai nói hay sử dụng.
- “Việt Nam là đất nước giả nghèo…để hưởng trợ cấp quốc tế.”
- “GDP đầu người $3600 là vì đang che giấu nhiều khoản ngầm trong nền kinh tế.”
- “Nếu so sánh tài sản thì Việt Nam có nhiều triệu phú đô la.”
Đó không phải là nguyên văn nhưng đại khái là vậy.
Ở đây không nói ai đúng ai sai, xin dành câu trả lời cho độc giả vì mình hoàn toàn tin tưởng vào kỹ năng tư duy độc lập của mỗi cá nhân.
Sau đây là những điều khiến bạn suy ngẫm.
- Từ năm 1993 đến 2004, Việt Nam đã nhận được 29 tỷ USD tiền viện trợ quốc tế. Người bình dân gọi là tiền xóa đói giảm nghèo.
- Mỗi năm, Việt Nam nhận bình quân 1.074 tỷ USD.
- Số tiền viện trợ cao nhất trong năm nhận được là 4.215 tỷ USD vào năm 2014.
- Tổng GDP của Việt Nam là $360 tỷ.
Nghĩa là tiền viện trợ nhận được mỗi năm chỉ chiếm 0.27%. Một con số quá nhỏ để tác động.
- Việt Nam đang tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm.
- Nghĩa là chỉ riêng mức tăng trưởng GDP thôi đã nhiều hơn số tiền viện trợ gấp 25 lần.
Cho nên ý kiến “Giả nghèo để nhận viện trợ” không những vô lý mà còn đang hạ thấp công lao và trí tuệ của người dân Việt Nam.
Ý bạn là người Việt Nam lười và “mưu trí” đến mức phải giả nghèo để tiếp tục ăn xin nước khác? 99 triệu người ở đất nước này đâu có bần tiện đến mức đó. Người dân nào cũng có lòng tự trọng. Họ muốn tự đi làm để có tiền.
Giả sử nếu điều đó đúng thì mỗi năm, số tiền 1 tỷ USD chia đều cho 99 triệu người chỉ là $10 hoặc 240,000 đồng. Vì 240,000 đồng mà cả dân tộc và đất nước phải giả nghèo và tự kiềm chế sự phát triển?
Nghèo thì nói nghèo. Ít ra dám nhìn nhận sự thật để tiến bộ. Đã nghèo mà không lo làm ăn phát triển, ngồi đó mà “Giả nghèo?”