Từ chối phát cơm từ thiện vì bề ngoài không nghèo | Ở một chỗ phát cơm từ thiện họ trong Sài Gòn, một người đàn ông đuổi một phụ nữ vì cô ta sơn móng tay, cho rằng cô ấy không đói nên không cần cơm miễn phí. Hành động này gây tranh cãi.
Trong mùa dịch hiện tại, rất ấm lòng khi thấy nhiều người tham gia các hoạt động để hỗ trợ thành phần khó khăn. Nhưng nếu đã làm từ thiện thì hãy xác nhận từ đầu là thực hiện với tinh thần “Cho không nhận lại.” Đây là điều rất quan trọng.
Khi bạn đánh giá ai đó bằng vẻ bề ngoài thì không khác gì tự động kỳ thị dựa trên sự cảm tính. Không, kỳ thị nghe nặng quá, mà nên là “Phân biệt dựa trên cảm tính hay những gì mình thấy.” Theo kinh nghiệm của tôi thì đó chưa bao giờ là điều tốt.
Lấy gì để quy ra tiêu chuẩn nghèo?
Bạn không thể nào đánh giá ai đó vì họ sơn móng tay, ăn mặc không rách hoặc nhìn không nghèo được. Vì ai cũng có hoàn cảnh riêng.
Trước đây có cậu bé, thật ra là bạn nữ, tới lấy gạo rồi bị từ chối. Sau đó người ta mới tìm hiểu và bạn đó khó khăn thật. Chỉ vì đi tới ATM gạo với bộ quần áo không nghèo nên bị nhân viên ở đó kêu đi về.
Khi thiết lập cơ sở từ thiện thì bạn tuyệt đối phải mở rộng cho tất cả. Ai cần thì đến và ai có tâm thì góp thêm.
Vì lỡ đâu người ta mới đi làm về hay nấu đồ ăn cho người nhà thì sao? Giờ không lẽ bạn dựa vào tiêu chuẩn cá nhân để chặn lại sao. Đó chưa bao giờ là cách để làm tự thiện đúng nghĩa.
Tôi thừa nhận là sẽ luôn có người lạm dụng lòng tốt, ở đâu cũng vậy. Nhưng không thể vì một vài người xấu mà ngăn chặn nỗ lực để tiếp cận trăm người cần giúp đỡ khác. Làm như vậy không khác nào đánh vào lòng tự ái rồi làm họ ghét bạn thêm.
Nếu phát cơm thì hãy phát cho bất cứ ai tới lấy. Nếu họ lạm dụng thì tính sau, nhưng hiện tại cứ làm việc của mình. Đó là một phần rủi ro của bất cứ chương trình cứu trợ nào.
Điều cuối cùng bạn muốn làm là đụng vô lòng tự ái của người nghèo. Hãy cho không cần nhận như đúng với tinh thần tự thiện.
Bóc Phốt Tài Chính | 10.7.2021