Trả cổ tức bằng cổ phiếu ở Việt Nam khó hiểu | Một trong những điều mình khó hiểu và giải thích là “Vì sao nhiều công ty ở Việt Nam lại trả cổ tức cao.” SHB là ví dụ điển hình, lúc nào cũng hơn lãi suất ngân hàng.
Trong chứng khoán thì đây không hẳn là một điều tốt. Khi một công ty chia cổ tức thì nghĩa là họ có ít tiền hơn để đầu tư. Cổ đông sẽ chọn giữ lại tiền nhằm mua lại cổ phiếu và tái đầu tư để tăng giá, hơn là trả cổ tức. Đó là vì sao Buffett và Apple dù có hơn 100 tỷ đô tiền mặt nhưng không chia.
Quay lại Việt Nam thì có nhiều điểm khó hiểu. Xin phân tích SHB mặc dù không phải là cổ đông.
- Họ công bố chia cổ tức 20.5% nhưng đó là bằng cổ phiếu chứ không phải tiền mặt. Nghĩa là họ đã có một lượng cổ phiếu sẵn và sẽ phát hành cho cổ đông. Thích thì bạn bán phần đó đổi lấy tiền.
- Mức 20.5% là 10% trong năm 2019 và 10.5% cho năm 2020. Nghĩa là họ dựa vào giá cổ phiếu của hai năm đó để trả? Hơi khó hiểu.
- Năm 2019 thì SHB có giá 6,000, 10% là 600d.
- Năm 2020 thì SHB có giá 18300, 10.5% là 1,921.
- Tổng cộng cổ tức là 2521, chia cho giá hiện tại 18200 là 14%, trung bình 7% cho mỗi năm.
Nếu sai thì phiền ai đó chỉ vì nghĩ hoài không ra logic của việc trả cổ tức cao. Nếu là cổ đông thì tôi thà họ giữ tiền để ổn định tài chính, tái đầu tư, mở rộng kinh doanh hay giữ tiền cho kế hoạch sắp tới. Lúc đó thì giá cổ phiếu sẽ tăng gấp nhiều lần.
Tỷ suất cổ tức cao không có nghĩa là nó an toàn. Phải hỏi “Tại sao nó cao.” Một là giá nó thấp, người ta coi đó là rủi ro nên không dám đụng vào chứ không phải vì nó đáng mua. Hãy suy nghĩ thật kỹ.
Cổ tức chỉ là ngắn hạn chứ chưa bao giờ là giải pháp tốt. Nhất là khi nó quá cao. Nếu bạn mua ở Mỹ Âu thì 2-3% mỗi năm là cao rồi. Nhưng đây là “cổ tức giấy chứ không phải tiền.” Rối quá nhưng đây là thị trường Việt Nam mà.
Bóc Phốt Tài Chính | 15.3.2021