Tại sao nội dung nhảm thống trị mạng xã hội Việt Nam

Sau hơn 2 năm chơi mạng xã hội và 1 năm nghiêm túc đầu tư thời gian, mình nhận ra vài điều.

  • Instagram là nền tảng tệ nhất vì thiếu tính năng và ít đề xuất nội dung. Nhưng ngược lại, những ai theo dõi bạn thực sự theo dõi bạn.
  • Facebook là nền tảng toàn diện nhất vì cho phép bạn đăng bất cứ thể loại gì – clip, reel, hình, chữ. Ngoài ra, với những tính năng như page và group, bạn gần như không có giới hạn. Nhưng cũng như Instagram, nó ít đề xuất nội dung.
  • TikTok là nền tảng phân cực nhất. Bạn sẽ cực thích hoặc cực ghét. Vì nó tự đề xuất nội dung nên bất cứ clip hay ai cũng có thể trở nên nổi tiếng. Nhưng đó cũng là vấn đề, vì không có rào cản nào nên ai cũng có thể chen chân vào. Số người người theo dõi không nói lên nhiều vì một tài khoản 10,00 người theo dõi vẫn có clip lên xu hướng hơn tài khoản 100,000 người.
  • YouTube là nền tảng ổn định nhất vì thuộc Google. Bạn dễ tối ưu về SEO và thương mại hóa. Đó là vì sao các ca sĩ chỉ lấy lượng view trên YouTube mà không phải là nền tảng khác. Những ai theo dõi bạn luôn trong thế chủ động. Đó là vì sao tài sản trên YouTube được đánh giá là quý giá nhất.

Về khả năng bị báo cáo và xóa bài:

  • YouTube: cực hiếm bị xóa trừ khi vi phạm bản quyền.
  • Instagram: cực ít vì ít ai rảnh vô đây để báo cáo.
  • Facebook: thường xuyên bị vì chỉ cần nhấn vài nút là xong cái báo cáo.
  • TikTok: cực nhiều và lý do đưa ra rất khó hiểu.

Sở dĩ mạng xã hội ở Việt Nam nhiều nội dung nhảm không phải vì chúng ta thiếu người tạo, mà là những clip nhạy cảm dù chỉ một chút sẽ bị báo cáo và xóa.

Hậu quả là chỉ những thứ giải trí, self-help, du lịch, và hài nhảm tồn tại vì không nhạy cảm. Những ai làm marketing nên cân nhắc các điều trên.

Hình đi kèm: một clip trên TikTok đã bị xóa vì nội dung “Hoạt động và thử thách nguy hiểm.” Trong khi clip là “Suy ngẫm về ngày 20 tháng 10.” Chỉ bị xóa trên TikTok mà không ở bất cứ nơi nào khác.

Tik-Tok-xoa