Tại sao nhiều người đi XKLĐ làm chui và trốn ở lại?

Đây không cỗ vũ cho lao động hay di cư bất hợp pháp, đó là một hành vi nguy hiểm và gây thiệt hại đến uy tín quốc gia. Nhưng nếu chỉ lên án mà không tìm hiểu lý do thì chưa đủ.

Trong nhiều nguyên nhân thì có một thúc đẩy mạnh nhất, đó là phí môi giới để đi XKLĐ.

Dựa theo tờ JapanTimes, đây là mức phí một lao động nước ngoài phải trả để đến Nhật làm việc:

  • Người Indonesia chỉ trả $1,200.
  • Người Việt Nam phải trả $5,000

Trong thực tế, mức phí thường là 200 đến 300 triệu đồng [$8000-10,000].

Một lao động Việt Nam phải trả phí gấp 3 đến 10 lần người của nước khác. Đây là một sự vô lý diễn ra ở Việt Nam hơn chục năm qua mà không có ai giải thích được. Nhất là việc ai hưởng lợi lớn nhất?

Để có tiền trả, các hộ gia đình ở quê phải vay mượn bằng cách thế chấp sổ đỏ với mục đích là đi làm trả lại vốn lẫn lãi.

Tính bình quân, một người cần 6 đến 12 tháng để trả lại số tiền đã vay. Dù hợp đồng 3 năm, nhưng thực chất chỉ là 2 vì năm đầu như làm không công.

Dưới áp lực đó, một số người liều mạng làm chui bên ngoài. Mạo hiểm hơn, họ ở lại quá hạn để kiếm thêm. Dẫn đến tình trạng cư trú bất hợp pháp như báo chí đề cập đến.

Tuy không biết chính xác con số là bao nhiêu, nhưng chỉ riêng tỉnh Thanh Hóa trong năm 2022 có đến 890  trong tổng 6,000 người đang làm việc bất hợp pháp.

Tình trạng này hiếm xảy ra với người nước khác vì họ không phải gánh phí môi giới cao vô lý như người Việt Nam.