Tại sao Mỹ Âu không có nạn thực phẩm bẩn?

Ở Việt Nam, thực phẩm bẩn đã trở nên quá bình thường đến mức, người mua và bán cũng không biết chính xác nguồn gốc của rau thịt họ dùng. Chỉ cần đặt cái bàn, kéo chiếc xe ra vỉa hè, là có thể làm cái quán.

Còn ở những nước khác, tuy vẫn có thực phẩm bẩn, nhưng người ta có niềm tin vào hệ thống.

Vậy lý do là gì?

  • Dân trí họ cao hơn.
  • Tiêu chuẩn sống cao hơn.
  • Cơ sở hạ tầng tốt hơn.
  • Hệ thống nước và rác thải hiện đại hơn.

Có thể. Nhưng lý do hàng đầu nằm ở thuyết “Cảnh sát và thủ phạm”. Con người không thật thà và luôn tìm cơ hội để lợi dụng. Điều duy nhất ngăn chặn họ chính là sự trừng phạt của đơn vị giám sát.

Ở Mỹ, Úc hay Châu Âu – mức phạt cho việc sử dụng thực phẩm bẩn lên đến $80,000. Tùy thuộc vào cá nhân, doanh nghiệp, và mức độ vi phạm. Chưa tính đến mức phạt hình sự, nếu cần thiết.

Để mở một quán ăn, bạn phải xin giấy phép, và nhân viên nhà nước sẽ đến kiểm tra hệ thống. Khi đáp ứng đầu đủ tiêu chuẩn, bạn mới được hoạt động. Các siêu thị và các cơ sở kinh doanh phải tiêu hủy hết hàng quá hạn. Đó là vì sao chỉ cần thông tin về một miếng thịt dính vi khuẩn, họ sẽ vứt hết lô hàng để tránh gánh rủi ro.

Không những vậy, luôn có đội ngũ kiểm tra ngẫu nhiên và cơ quan để tiếp nhận phàn nàn từ khách hàng.

Chỉ cần bất cẩn hay vô trách nhiệm một lần, quán ăn sẽ bị dẹp tiệm. Bạn không thể mua chuộc giấy phép, càng không thể chạy tội, và cũng không thể che giấu.

Chính nỗi sợ này ép người kinh doanh phải tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là vì sao thực phẩm bẩn không có cơ hội tồn tại ở Mỹ Âu.