Tại sao Mỹ Âu không có nạn sốt đất như Việt Nam

Từ năm 1990 đến 2022, mức tăng giá bình quân của bất động sản ở Mỹ chỉ là 5.4% mỗi năm. Vào thời điểm bong bóng 2008, giá tăng 20% rồi sụp đổ.

Con số đó quá thấp so với Việt Nam. Nơi giá đất tăng mỗi năm 10, 20, 30 hay 100%.

Nhưng tại sao? Đất nước họ làm gì để ngăn chặn nạn sốt dất.

  1. Họ áp thuế đầu cơ ngắn hạn. Nếu mua rồi bán dưới 12 tháng, mức thuế lợi nhuận sẽ lên đến 50%. Còn nếu đầu tư dài hạn thì chỉ tầm 20%. Cho nên đầu cơ không có chỗ đứng vì lợi nhuận ngắn hạn bị ăn sạch. Điều này ép bạn phải đầu tư dài hạn.
  2. Mỹ Âu có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn. Như cổ phiếu công nghệ, công ty dược hoặc start-up. Bất động sản được coi là ngành bão hòa.
  3. Họ quy hoạch đô thị bài bản. Khu công nghiệp ra công nghiệp, dân cư ra dân cư. Cho nên không có chuyện mua đất rồi phân lô bán nền.
  4. Chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Nhà đầu tư phải chứng minh kế hoạch xây dựng của mình và cam kết thực hiện. Cơ quan nhà nước sẽ liên tục theo dõi và không để doanh nghiệp lợi dụng đất.

Còn Việt Nam thì sốt đất khắp nơi vì không có kế hoạch cụ thể. Ví dụ điển hình là Phú Quốc, Đà Lạt hay Vũng Tàu. Cò đất vẽ ra các dự án ma rồi bỏ không. Nhưng lạ là không bị trừng phạt.

Con người luôn tham lam. Cho nên cách quản lý tác động không ít.