Start-up cầm đồ ở Việt Nam | Chỉ ở Việt Nam mới có cái gọi là công ty hệ thống cầm đồ. Trong khi ở các quốc gia khác thì nó chỉ là các cửa hàng nhỏ lẻ. Mô hình này có rất nhiều hạn chế và vấn đề nên không được phát triển lên quy mô.
Đây là phân tích của tôi, sai thì ai đó góp ý.
- Cửa hàng cầm đồ nhận tài sản thế chấp nhỏ lẻ của bạn, cho vay số tiền dưới giá trị và tính lãi suất. Nếu không trả đúng thời hạn thì họ sẽ bán.
- Nếu là tiệm nhỏ lẻ thì có thể làm được vì nó dựa trên cảm tính của người chủ.
- Nhưng khi lên quy mô thì không thể tiêu chuẩn hoá mức định giá cả hàng triệu tài sản nhỏ lẻ khác nhau. Cho nên nó không phát triển được.
Ở các nước tiên tiến thì mô hình này như chết dậm chân tại chỗ. Ở Mỹ thì vẫn còn hệ thống như FirstCash nhưng vốn hoá thị trường chỉ $2.5 tỷ. Trong ngành tài chính thì đó là siêu nhỏ và khó mà lên quy mô. Ngành “pawn shop” chỉ có tổng giá trị $2.9 tỷ, quá bé.
Bây giờ mô hình phổ biến là cho vay lãi suất cao. Nó giải quyết 3 vấn đề chính.
- Người cho vay không cần thế chấp tài sản.
- Công ty có thể huy động vốn nhanh và cho vay ăn chênh lệch.
- Dễ tăng trưởng và lên quy mô.
Ở một quốc gia pháp lý mập mờ như Việt Nam thì chẳng hiểu sẽ phát triển kiểu gì với mô hình lỗi thời này. Tôi thực sự không cho rằng đây là điều tốt cho người Việt Nam. Cái họ cần là hệ thống ngân hàng thả lỏng. Giờ có thể cho vay tín chấp với lãi suất cao thay vì đẩy người dân dùng mấy dịch vụ như cầm đồ hoặc cho vay lãi cao.
Mô hình cầm đồ càng phát triển, dân càng khổ chứ không giúp ích gì trong dài hạn.
Bóc Phốt Tài Chính | 20.2.2021