Sơn Tùng đạo nhạc sao không mua | Vấn đề ở đây không phải là beat được bán với giá $29.95 hay $10,000 mà là nguyên tắc bản quyền. Cái người ta lên án ở đây là một ca sĩ hàng đầu của Việt Nam với đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp mà lại “sử dụng không xin phép” sản phẩm trí tuệ của người khác.
Nếu là một cá nhân học nhạc, hát cover hay thực tập thì không nói. Bỏ qua, vì không ai rảnh tranh chấp. Nhưng nếu đã dấn thân vào cấp chuyên nghiệp thì nó thuộc trình độ khác và ăn cắp bản quyền không thể chấp nhận được.
Ở Việt Nam thì chuyện này xảy ra như cơm nữa. Trong thiết kế đồ họa cũng vậy. Đa số dân Đông Lào dùng phần mềm crack và hình ảnh bằng tài khoản lậu. Đừng ai nói là không có nhé. Tôi không có ý nói mình thượng đẳng hay gì nhưng nếu bạn gọi mình là thiết kế chuyên nghiệp thì ít ra hãy bỏ phí cho FreePik, Adobe hay Canva. Vì sau này bạn làm ra tác phẩm thì cũng muốn người khác tôn trọng và trả phí.
Cũng đừng nói với tôi là trùng ý tưởng. Bất cứ ai làm việc sáng tạo từ nội dung, marketing cho đến nhạc thì sẽ biết khả năng điều đó xảy ra là gần không. Có thể có cùng ý tưởng và xu hướng nhưng nội dung khác hoàn toàn. Một ngàn người sẽ có một ngàn kết quả vì con người không ai như ai.
Kết quả của việc chối bỏ mình dùng sản phẩm không xin phép, tức ăn cắp, thường không mấy tốt đẹp mà chỉ khiến người khác không bỉ. Âm nhạc Việt Nam nổi tiếng dính máy vụ này.
Hãy biết nhục. Tự sáng tạo và tìm nét riêng. Đừng để Việt Nam trở thành cường quốc đạo nhạc. Nhục.
Bóc Phốt Tài Chính | 25.2.2021