No Result
View All Result
  • Login
  • Home
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Sách review
PRICING
SUBSCRIBE
  • Home
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Sách review
No Result
View All Result
Bóc Phốt Tài Chính
No Result
View All Result
Home Cuộc sống

Sợ sai, rào cản lớn nhất của người Việt khi học tiếng Anh

by Admin
6 July, 2021
Reading Time: 6 mins read
0

Sợ sai, rào cản lớn nhất của người Việt khi học tiếng Anh | Sau một khoảng thời gian suy ngẫm, tôi xin tự tin kết luận rằng yếu tố ngăn cản sự tiến bộ lớn nhất trong việc học tiếng Anh chính là “Sợ sai.” Nó xuất phát từ việc chúng ta sợ người khác chê cười và điều đó dẫn đến nhiều hậu quả.

Đây là câu chuyện có thật.

Cô bạn của tôi là người rất ngại. Khi học tiếng Anh trong nước, cô ta gần như không tiến bộ gì. Sau vài năm, cô ta sang Úc học nghề và rào cản ngôn ngữ không còn là vấn đề nữa. Mặc dù vẫn còn cái accent đặc trưng, nhưng cô ta vô cùng tự tin. Nó không đủ để trở thành diễn giả nhưng vừa đủ để có một công việc ổn định. Đồng nghiệp của cô cũng không khác gì.

Điều này khiến tôi suy ngẫm vì nó được lập lại rất nhiều. Đó là khi người Việt học tiếng Anh với người Việt hoặc ở trong nước thì khó tiến bộ, nhưng khi ở môi trường khác thì hoàn toàn ngược lại. Tại sao cùng con người nhưng lại có kết quả khác nhau.

“Chúng ta rất thích soi mói và tự dìm nhau.”

Đó không phải là nhận xét của riêng cá nhân tôi đâu. Hãy nghĩ lại vì sao khi học tập ở trong nước, dường như có một bức tường tàng hình cản trở. Văn hóa chúng ta dựa trên sự chỉ trích, soi mói và tự dìm.

“Thằng kia nói tiếng Anh như ___,” “Con kia phát âm sai tè le,” hay “Mọe, phát âm không chuẩn.”

Tôi có thể kể ra hàng chục và hàng trăm nhận xét tương tự. Khi thấy ai nói tiếng Anh sai hay phát âm chưa đúng, con người ở đây như mừng thầm vì có cơ hội để dìm, mặc dù đó là điều bình thường khi học một ngôn ngữ thứ hai.

Nói chuyện với những bạn du học thì điều này gần như ít tồn tại. Khi ở trong nước, chúng ta nghĩ rằng trình độ tiếng Anh của người Việt chắc thuộc hạng bét. Đó là chưa gặp những bạn Ấn Độ, Châu Phi hay Đông Á. Là một người đã từng ở trong cuộc, mình xin cam kết là trình độ chúng ta không tệ chút nào.

Nói về accent thì chắc không ai qua được mấy bạn Ấn Độ. Bạn nào học IT và lên Youtube tìm giải pháp, rồi khi thấy đa số video là của người Ấn thì sẽ hiểu tôi nói gì.

Nói về cản trở thì Việt Nam chúng ta may mắn được Latin-hóa ngôn ngữ nên không gặp khó khăn như các bạn Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Nói về cơ hội tiếp cận thì chính nhờ chữ viết Latin đó là ngay từ nhỏ, trẻ em không gặp nhiều khó khăn khi lên mạng chơi game, coi nhảm trên YouTube hay tự mò. Làm người Việt Nam thực sự là một lợi thế bởi vì bạn có thể dễ dàng chuyển giao ngôn ngữ Việt sang Anh.

Những bạn du học sinh chỉ sau thời gian học tập thì có sự tiến bộ vược bậc nhưng nguyên nhân không như bạn nghĩ. Họ không tài giỏi hơn, vẫn là con người bình thường, chỉ là khác môi trường. Khi phát âm sai, thầy cô sẽ sửa và bạn bè quốc tế cũng không chê cười gì. Khi không hiểu điều gì đó, sẽ có người giúp đỡ và không ai cho rằng điều đó là ngu ngốc.

Bởi vì được học tập trong môi trường khuyến khích sự tự tin và không có ai dìm hàng, cho nên họ không ngần ngại thể hiện. Từ đó, họ có sự tiến bộ. Chẳng ai mà giỏi liền cả mà phải trải qua một quá trình. 

Chúng ta dìm hàng nhau nhưng khi thấy một bạn Tây nào đó nói tiếng Việt dở hay sai, thì lại cho đó là điều dễ thương. “Ui hi ít sô kiu,” “Ui anh Tây này nói tiếng Việt nè.”

Tôi thực sự không hiểu. Chúng ta tâng bốc người khác khi nói tiếng Việt sai nhưng lại chế nhạo khi chính người mình nói tiếng Anh chưa đúng. Tôi gọi đó là tư duy tự dìm. Điều đó chẳng giúp ích gì mà chỉ cho thấy tư duy ở đây có vấn đề.

Nếu các bạn muốn giỏi một cái gì đó thì phải tập luyện. Đối với tiếng Anh thì đó là không ngừng học hỏi từ YouTube, Netflix hay sách. Hay như quy luật 10,000 giờ khẳng định, nhân tài không tự dưng xuất hiện mà là kết qủa của khổ luyện. 

Sự khác biệt giữa một bạn du học và trong nước là họ ở trong môi trường ép họ phải tiến bộ, trừ khi muốn quơ tay chân khi đi mua đồ hay tự cô lập bản thân.

Chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau bằng cách ngừng tự dìm. Hãy tự tin lên. Chỉ khi dẹp bỏ rào cản tâm lý và văn hóa soi mói đó thì sẽ chứng kiến một cú nhảy vọt. Đừng ngại sợ sai.

PS: Nói chuyện với một giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam và ông ta cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Các bạn đừng ngại nữa, hãy cứ mắc sai lầm, từ đó mới học hỏi rồi tiến bộ.

Bóc Phốt Tài Chính | 18.6.2021

Share197Tweet123Share49

Admin

Ủng hộ tác giả qua Momo: 0978916247 Email | [email protected]

Related Posts

Cuộc sống

Tại sao nhiều người đi XKLĐ làm chui và trốn ở lại?

9 June, 2023
Cuộc sống

Không có nước nào cho người dân rút BHXH 1 lần như Việt Nam

8 June, 2023
Cuộc sống

Tại sao người lao động lại rút tiền BHXH 1 lần?

8 June, 2023
Cuộc sống

Michelin có đáng tin?

7 June, 2023
Cuộc sống

100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp

6 June, 2023
Tại sao phụ nữ Việt Nam sính ngoại?
Cuộc sống

Tại sao phụ nữ Việt Nam sính ngoại?

6 June, 2023
Next Post

Bằng cấp RMIT có đáng giá không, thương hiệu giáo dục

Vấn đề với lời khuyên của người thành công

Vấn đề với lời khuyên của người thành công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended Stories

Năng lực không bằng xinh, WiiBike trên Shark Tank Vietnam

11 June, 2021

Tác giả Cha Giàu Cha Nghèo chê đại học

18 March, 2021
Tại sao phụ nữ Việt Nam sính ngoại?

Tại sao phụ nữ Việt Nam sính ngoại?

6 June, 2023

Popular Stories

  • Ke Huy Quan, môi trường tạo nhân tài

    Ke Huy Quan, môi trường tạo nhân tài

    516 shares
    Share 206 Tweet 129
  • IELTS và Ngôn Ngữ Anh, bằng đại học vô dụng?

    511 shares
    Share 204 Tweet 128
  • Đề xuất chấm dứt quyền sở hữu chung cư

    510 shares
    Share 204 Tweet 128
  • Cuba, nền kinh tế bao cấp “giàu” nhất?

    508 shares
    Share 203 Tweet 127
  • Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do – Milton Friedman

    506 shares
    Share 202 Tweet 127
Bóc Phốt Tài Chính

Ủng hộ tác giả qua Momo: 0978916247
Email | [email protected]

Recent Posts

  • Tại sao nhiều người đi XKLĐ làm chui và trốn ở lại?
  • Không có nước nào cho người dân rút BHXH 1 lần như Việt Nam
  • Tại sao người lao động lại rút tiền BHXH 1 lần?

Categories

  • Chưa phân loại
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Instagram
  • Podcast
  • Sách review
  • Tài chính
  • Uncategorized

© 2023 Bóc Phốt Tài Chính - Designed by VisionWeb.

No Result
View All Result
  • Home
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Sách review

© 2023 Bóc Phốt Tài Chính - Designed by VisionWeb.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In