Shark Link, nợ và nói nhảm

Shark Link, nợ và nói nhảm | Biết chị “Shark” Thái Vân Linh qua chương trình Shark Tank Vietnam và rất ngưỡng mộ người phụ nữ này. Xinh đẹp, tài giỏi và thành công. Bản thân mình chẳng là gì khi so với cô ta cả. Nhưng thiết nghĩ chị ấy nên bớt chém gió thì tôi sẽ còn chút thiện cảm, chứ không thì chỉ làm mấy bạn trẻ ở Việt Nam hiểu sai rồi ảo tưởng.

  1. Số tiền đó là khoản vay đại học mà đa số sinh viên phải vay để đóng học phí. Mức lãi suất trung bình 4-6% [cần coi lại] do được bảo trợ bởi chính phủ. Nghĩa là vay để đầu tư cho học vấn chứ không phải tiêu thụ.
  2. Không ai mắc nợ mà tự trả lương cho bản thân trước cả vì nợ mẹ đẻ nợ con. Đây là nguyên lý đầu tiên và quan trọng nhất.
  3. Không ai có thể hoãn việc trả nợ sinh viên vì hoá đơn về đều. Bạn phải trả mức tối thiểu theo thời hạn. Lý do nhiều người trả nợ đại học ở mức tối thiểu là họ lấy tiền đem đầu tư cổ phiếu với hiệu suất 10% mỗi năm, ăn chênh lệch vài phần trăm so với nợ. 
  4. “Tự trả lương” cho bản thân là nghĩa gì. Mình đi làm thì được nhận lương, sau đó lấy trả nợ. Không lẽ đem tiền đốt và coi việc trả cho bản thân là triết lý. Từ bao giờ đó lại là lời khuyên?
  5. Nợ không bao giờ là động lực. Nếu vậy thì hãy mua sắm tối đa, cà thẻ tín dụng ở mức cao nhất. Tôi tự tin là với lãi suất 20-30% mỗi năm thì đó sẽ là động lực to lớn nhất. Chứ 4-6% là nghĩa lý gì.  

Những gì chị này nói rất đúng nhưng chỉ ở Mỹ. Nơi chị có thể vay tiền đi học với sự bảo trợ của chính phủ, nơi người nghèo không chết đói vì có trợ cấp. Còn ở Việt Nam thì không có mấy cái đó nên đem lấy lý thuyết tài chính áp dụng là vô nghĩa. 

Có nợ thì hãy trả cho xong, trừ khi đó là tiền nợ mua nhà trả góp hoặc lãi suất đầu tư cao hơn lãi vay. Ở Việt Nam có nợ mà “trả lương cho bản thân trước” thì xác định bay luôn căn nhà. 

Bóc Phốt Tài Chính | 13.2.2021

Leave a Comment