Phân biệt giai cấp giàu nghèo | Trong một xã hội phân cực giai cấp, nghĩa là mức chênh lệch giàu nghèo rõ rệt, như Việt Nam thì những trường hợp yêu người ngoài vùng an toàn là rất hiếm. Người giàu chơi với người giàu, nghèo chơi với nghèo. Nó bắt đầu từ lúc đi học cấp 1, lên đại học rồi khi đi làm cũng tương tự. Đó là phân biệt giai cấp ngầm.
Dĩ nhiên là không có ai công khai bàn tán rồi, họ chỉ nói với người thân hoặc bạn bè tin tưởng. “Mày thấy thằng kìa sao, lương nhiêu, ba nó làm gì, nó đi xe gì, ở đường nào, nhà cửa ra sao.” Con người lựa chọn bạn mà chơi dựa theo những tiêu chuẩn đó.
Ở xã hội Phương Tây cũng tương tự nhưng đỡ vì nó “phẳng” hơn. Nghĩa là một người nghèo nếu có trí tuệ và tài năng vẫn có thể trở thành triệu phú nếu đi đúng trường, học đúng ngành và ở đúng chỗ. Xã hội vì thế tương đồng hơn.
Quay lại Việt Nam thì rất khó thấy điều đó. Người nghèo coi giàu như “kẻ thù” và người giàu coi người nghèo là giới hạn cho nên hai bên ít tương tác với nhau chứ đừng nói gì trở nên thân thiết.
Về tình yêu cũng vậy. Chẳng có một cô gái nhà giàu xinh đẹp nào lại yêu một anh nghèo. Trai nhà giàu cũng chỉ muốn yêu người tương tự để môn đăng hộ đối. Cha mẹ và người thân cũng khuyên như vậy.
Đương nhiên là có ngoại lệ. Một chàng trai giàu có thể yêu cô gái nghèo nhưng với điều kiện là phải đẹp. Chứ một cô gái giàu thì không bao giờ cưới một anh nghèo, có thì chắc nằm trong tiểu thuyết.
Nên nói “mấy tầng nào đi với gió tầng” đó là hoàn toàn không thể sai trong xã hội Việt Nam hiện tại. Ngay cả khi tôi nói thì mấy cô gái và chàng trai cũng soi mói nhau coi “ai giàu ai nghèo” rồi. Dám nói sai đi?
Bóc Phốt Tài Chính | 03.2021