Thấy nhiều người nói về điều này, nên mình phân tích dựa theo thông tin công khai để giải ảo.
Trước tiên, “Trái phiếu chuyển đổi” là gì?
Nó là một loại trái phiếu cho phép người mua chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu với tỷ lệ thỏa thuận từ trước.
- Ngày 16/7/2021 – Novaland bán $300 triệu trái phiếu chuyển đổi ở Singapore cho các nhà đầu tư quốc tế. Bank of New York Mellon và Credit Suisse là hai đơn vị phát hành.
- Mệnh giá là một trái phiếu là $200,000 và đáo hạn ngày 16/7/2026.
- Ngày 19/1/2022, Citigroup Global thực hiện quyền trái chủ để chuyển đổi 5 trái phiếu, tương đương với $1,000,000 để đổi thành cổ phiếu NVL với giá 85,000đ. Tỷ lệ là 1 trái phiếu đổi lấy 54,145 cổ phiếu.
- Ngày 22/11/2022, thì lệnh chuyển đổi được thực hiện. Citigroup đã đổi 5 trái phiếu để lấy 270,720 cổ phiếu.
Nhưng vấn đề là gì?
- Giá cổ phiếu Novaland đã giảm. Từ 85,000đ xuống 23,600đ, là giảm 72%.
- Nghĩa là trái chủ Citigrouup Global đã lỗ 72% vì đã chuyển đổi sai thời điểm.
Nhưng vì sao họ lại làm vậy?
Nếu là nhà đầu tư quốc tế thì họ muốn đa dạng. Vào đầu năm thì thị trường đã giảm mạnh. Họ không có niềm tin vào thị trường có rủi ro cao như Việt Nam nữa nên đã quyết định bán.
Vậy sao họ lại mua trái phiếu chuyển đổi của Novaland?
Vì họ cho rằng cổ phiếu Novaland sẽ tiếp tục tăng giá. Nếu vậy thì họ sẽ lời. Nhưng điều ngược lại xảy ra.
Nhưng có lên lo lắng không?
Không. Vì 5 trái phiếu kia có tổng giá trị $1 triệu. Trong khi tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi của Novaland là $300 triệu. Nghĩa là nó chỉ chiếm 0.33%.
Rồi các trái chủ khác thì sao?
Họ sẽ giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn. Còn không, họ sẽ bán lại với giá thấp hơn.
Nếu có gì sai, mong ai đó chỉ ra.