Nợ không phải là động lực | Khái niệm “Nợ là động lực” xuất phát ở bên Mỹ, nhớ rõ lúc đầu nó được dùng trong chiến dịch quảng cáo gói vay mua nhà và thẻ tín dụng. Nếu sai thì phiền bạn nào đó chỉ ra. Còn về bản chất thì nợ không thể và không nên coi là động lực.
Con người có động lực từ việc làm giàu, đạt đến đỉnh cao hơn, chinh phục người khác hoặc hoàn thành mục tiêu nào đó. Còn nợ chỉ là gánh nặng hoặc một phần không cần thiết.
Sở dĩ có câu nói đó là nguyên nhân sau.
Lãi suất vay thế chấp mua nhà trả góp ở Mỹ trung bình là 4-5%, bây giờ là 3%. Trong khi hiệu suất cho thuê là 4%. Người ta có thể mua nhà cho thuê và có thêm dòng tiền cộng. Cho nên việc trả nợ để mua nhà sinh sống không được coi là gánh nặng.
Đó là lý do chính và lớn nhất. Còn lãi suất vay mua hàng tiêu dùng thì trung bình 10% và thẻ tín dụng thì 20%. Họ chủ yếu quảng cáo để dụ người khác mua. Đánh cược vào khả năng ng vay sẽ không trả được hoặc trả trễ và tính thêm lãi suất.
Không thể nào coi nợ đó là động lực được. Thay vì vay nợ để mua cái đầm, chiếc xe bạn yêu thích thì sao không mua cái trong khả năng. Thay vì trả lãi suất mỗi tháng thì bạn sẽ có tiền dư để đầu tư và làm việc khác.
Còn ở Việt Nam thì khái niệm “Nợ là cộng lực” càng trở nên phi lý và hoang tưởng. Khi lãi suất vay tiêu dùng 30% [cần coi lại] và mua nhà 10% thì nó đang là gánh nặng cho nhiều người. Cho nên không thể áp dụng nguyên lý kia.
Khi mắc nợ bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy cuộc đời bế tắc. Bạn mất động lực khi tiền mỗi tháng bị trừ để trả lãi. Đó chưa bao giờ là điều khôn ngoan để sống cả vì nó sẽ kéo dài.
Giữa động lực lấy tiền trả nợ và lấy tiền đầu tư sinh lãi thì cái nào kích thích và khiến bạn thoải mái hơn? Tôi hiện tại không mắc nợ ai và rất vui. Tôi lấy tiền dư để đầu tư và hạnh phúc khi thấy tài sản ngày càng phát triển. Đó là động lực, còn nợ thì chưa bao giờ.
Bóc Phốt Tài Chính | 01.3.2021