Người Trung Quốc xin tỵ nạn ở Mỹ nhiều nhất

Chỉ trong năm 2023, hơn 59,000 công dân Trung Quốc đã nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Họ tự nguyên tìm đến cơ quan kiểm soát biên giới để đầu thú. Cũng trong cùng khoảng thời gian đó, hơn 31,000 công dân Trung Quốc đã nộp đơn xin tỵ nạn ở Mỹ.

Nhìn rộng hơn, từ năm 2012 cho đến nay, hơn 850,000 người Trung Quốc xin tỵ nạn. Nhưng con số ở Mỹ được để ý nhất.

Đây là một hiện tượng gây khó hiểu. Vì nếu đọc các báo cáo tài chính và nghe các chuyên gia bình luận, bạn sẽ nghĩ rằng Trung Quốc đang cạnh tranh vị trí số một với Mỹ.

Sau đây là vài tiêu đề.

  • “Xin lỗi Mỹ nhé, Trung Quốc bây giờ có quy mô kinh tế lớn hơn bạn.” [FT: Sorry America, China has a bigger economy than you].
  • “Chừng nào GDP của Trung Quốc vượt Mỹ?” [The Economist: When will China’s GDP overtake America’s?]

Những dự đoán đó không hề sai. Khi nhắc đến Trung Quốc, chúng ta thường chỉ nghĩ họ là một quốc gia. Nhưng ít để ý đến việc dân số của họ là 1.4 tỷ người, bằng hai châu lục cộng lại.

Tuy xếp sau ở vị trí ba và bốn, nhưng bạn gần như chưa bao giờ nghe đến việc người Đức xin tỵ nạn hay người Nhật nhập cư lậu. Trong tốp 10 quốc gia có GDP lớn nhất, Trung Quốc vượt trội về số lượng người xin tỵ nạn.

Hành trình của họ có công thức rất quen.

  • Từ Trung Quốc bay sang một nước khác.
  • Từ nước đó bay sang một nước gần Mexico.
  • Thuê công ty môi giới chở đến biên giới Mexico-Mỹ.
  • Tìm khe hở để vượt qua biên giới.
  • Tự đầu thú để xin tỵ nạn.
  • Trong thời gian xét duyệt, họ được cấp visa chờ và có thể đi làm tạm thời.
  • Sau đó, tìm mọi cách để ở lại.

Tổng chi phí cho chuyến đi tầm $10,000 đến $50,000, tương đương với thu nhập vài năm của một hộ gia đình. Khác với hình ảnh của người tỵ nạn nghèo khổ, họ mang theo điện thoại, quần áo, ngoại ngữ, và trình độ.

Khi phóng viên của 60 Minutes điều tra, hầu hết nhóm người này đều thuộc tầng lớp trung lưu. Có người làm nhân viên ngân hàng, giáo viên, chủ quán ăn, và sinh mới tốt nghiệp.

Họ đi theo hành trình được công thức hóa trên TikTok. Nó được xuất bản công khai và bất cứ ai cũng có thể coi được. Như một chương trình truyền hình thực tế, nó có tất cả để một người thực hiện.

  • Từ đi chuyến bay đến nước nào.
  • Khai nhập cảnh ra sao.
  • Sử dụng dịch vụ của công ty nào với giá cả bao nhiêu.
  • Địa điểm tụ họp để đi bộ đến biên giới cách bao xa.
  • Vị trí vượt rào nằm chính xác ở đâu.

Điều này trái nghịch với hình ảnh của một quốc gia hùng mạnh. Tuy GDP đầu người của Trung Quốc là $10,000 nhưng nó không đủ thuyết phục một số người có niềm tin lâu dài.

Nguyên nhân là gì?

Các vấn đề thúc đẩy họ bao gồm:

  • Khoảng cách giàu nghèo
  • Giá nhà tăng chóng mặt
  • Cơ chế kiểm duyệt quá cứng rắn
  • Mất niềm tin
  • Tìm cơ hội ở miền đất hứa

Họ không thuộc tầng lớp hưởng lợi. Cũng không có đủ tiền ra đi hợp pháp như bằng EB5 hay du học định cư. Cộng thêm sự nở rộ của các công ty môi giới, nhập cư bất hợp pháp được coi là lựa chọn.

Cho nên, mặc dù đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng số lượng người Trung Quốc xin tỵ nạn ở Mỹ lại nhiều nhất và chưa có xu hướng giảm.

Nhắc lại lời của Milton Friedman, “Nếu bạn muốn biết con người thực suy nghĩ gì, hãy coi cách họ bỏ phiếu bằng đôi chân.”

Nguyễn Trọng Nhân, 24.2.2024