[1] SVB là gì?
- SVB là ngân hàng Silicon Valley Bank.
- Thành lập năm 1983 ở Santa Clara, California.
- Họ từng công bố rằng hơn 50% các công ty được quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn là khách hàng của mình.
- Họ cũng cho các công ty start-up vay.
- Họ có tài sản hơn $200 tỷ.
- Họ có tiền gửi hơn $175 tỷ của khách hàng.
- 85% số tiền gửi đó không được bảo trợ bởi FDIC, vì hạn mức tối đa là $250,000 cho mỗi tài khoản.
[2] Chuyện gì đã xảy ra?
- SVN nhận tiền gửi của khách.
- Họ lấy tiền gửi mua tài sản an toàn, như trái phiếu chính phủ Mỹ.
- Nhưng khi Fed tăng lãi suất quá nhanh và quá mức, nó khiến thị giá của trái phiếu họ mua suy giảm.
- Hiểu đơn giản: họ cầm $100 của khách mua $100 trái phiếu với lãi suất 3.5%. Nhưng Fed tăng lãi suất, giá trái phiếu giảm, làm cho tỷ suất tăng lên 3.9%. Nghĩa là giá trái phiếu họ nắm giảm tầm 5-10%.
- Vào ngày 8/3, công ty mẹ SVB Financial Group công bố đã bán lỗ $2 tỷ từ $21 chứng khoán trong danh mục. Điều này làm mọi người lo sợ.
- Khi quá nhiều khách hàng cùng rút thì họ không còn đủ tiền để duy trì hoạt động, gọi là bank run.
[3] Nếu nắm trái phiếu, sao không chờ đến ngày đáo hạn?
- Họ có thể chờ, nhưng khi khách rút quá nhiều tiền thì phải bán bớt, rồi đến mức không còn tiền để duy trì hoạt động.
[4] Chuyện gì sẽ xảy ra với số tiền gửi của khách?
- Theo luật, mỗi khách sẽ được bảo đảm đến $250,000. 85% số tiền còn lại thì không.
- Chính phủ đang kiểm soát tiền gửi, bán tài sản ngân hàng, để đền bù.
- Việc khách có nhận lại đầy đủ số tiền gửi hay không thì chưa rõ.
[5] Tại sao chính phủ Mỹ lại để ngân hàng phá sản?
- Vì đó là điều cần thiết. Ngân hàng như công ty, làm không tốt thì phá sản. Nhưng tiền gửi của khách vẫn được bảo đảm đến $250,000.
[6] Nếu ngân hàng này ở Việt Nam thì sao?
- Chính phủ sẽ cứu cả tiền và ngân hàng. Nếu thiếu tiền thì in ra để cứu. Nhưng đây là Mỹ.
Lưu: nội dung trên được tóm tắt theo bài của “9 questions about Silicon Valley Bank’s collapse, answered” của Vox.