Đó là cách nhà kinh tế học Milton Friedman miêu tả lạm phát.
Theo ông ta, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Nó xuất phát từ việc nhà nước in tiền quá nhiều. Khi lượng tiền tân tạo đó chạy theo số lượng hàng hóa cố định thì đẩy giá cả lên cao. Đó chính là lạm phát.
Từ góc nhìn người tiêu dùng, nó ép họ phải trả giá cao hơn để mua hàng. Nghĩa là tiền của người dân mất giá mỗi ngày. Nhưng họ lại nghĩ là vì người bán tham lam hay vì doanh nghiệp bóc lột người lao động.
Từ góc nhìn chính phủ, nó là cách để họ có thể thu tiền từ người dân mà không cần đánh thuế. Thay vì thông qua luật để thu thuế, điều này sẽ khiến người dân phẫn nộ, thì in tiền là cách thu tiền âm thầm. Không ai có thể trốn được vì nó tác động đến tất cả.
Các nhà nước, không chỉ riêng Việt Nam, đang làm điều đó mỗi ngày. Đó là vì sao tiền của bạn ngày càng mất giá, hàng hóa ngày càng tăng giá.
Từ tô phổ bạn ăn, rau bạn mua, xăng bạn đổ cho đến ly trà sữa. Bạn có thể trốn thuế thu nhập nhưng không ai có thể trốn được lạm phát.
Bởi vì không ai sống mà không mua sắm.