Kinh tế Việt kiều, kiều hối giúp Việt Nam thế nào

Kinh tế Việt kiều, kiều hối giúp Việt Nam thế nào

Osaka là thành phố lớn thứ ba của Nhật với tầm 2.8 triệu dân. Từ bên ngoài thì nó cũng như bao đô thị khác ở quốc đảo này. Nhưng trong chục năm trở lại đây, nó dần biến dạng vì lượng người nhập cư từ khắp nơi đến để làm việc. Trước đây nó chỉ được biết đến là Phố Hàn Quốc vì số lượng người dân từ xứ Kim Chi đến định cư trong thời thuộc địa và sau thế chiến. Còn bây giờ thì có một sắc dân nữa đang gia tăng số lượng, người Việt Nam.

Ngọc là một trong những số đó. Sau khi tốt nghiệp trung học, cô ta không chọn học lên mà đi xuất khẩu lao động. Cứ tầm vài tháng, cô ta sẽ gọi điện thoại về nhà cho cha mẹ. Ngoài vài câu hỏi thăm thì chủ đề chính sẽ là, “Con mới gửi về $1,000.”

Hành động gửi tiền từ nước ngoài này trông đơn giản nhưng lại có tác động không hề nhỏ, nhất là đối với một nước đang tìm nguồn ngoại tệ trong giai đoạn phát triển như Việt Nam.

Ở Nhật đang có khoảng 300,000 người Việt và nó chỉ là con số nhỏ trên toàn cầu. Nếu nhân số tiền mỗi người gửi về thì đây không còn là một doanh thu thu nhỏ nữa mà là một nguồn tài nguyên khổng lồ.

18 tỷ đô la là lượng kiều hồi ước tính của năm 2021. Vậy nó lớn cỡ nào.

1. GDP của Việt Nam chỉ 290 tỷ. 18 tỷ đô kiều hối kia là tương đương với 6%.

2. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam là $336 tỷ. 18 tỷ đô kiều hối kia chiếm 5%.

3. Có khoảng 4 triệu người Việt đang ở nước ngoài. 18 tỷ chia đều thì là $4,500 cho mỗi người.

4. Số đông người Việt sinh sống và làm việc tại Mỹ nên có đến 50% kiều hối được gửi về từ đây. Trong số 18 tỷ đô kia, 53% đổ về thành phố Hồ Chí Minh.

Nói ngắn gọn, kiều hối là một nguồn thu ngoại tệ lớn thứ ba của Việt Nam, xếp sau quần áo và điện tử.

Vậy lượng tiền này giúp thúc đẩy sự phát triển của đất nước thế nào.

Trước tiên, chúng ta phải phân tích từ góc nhìn cá nhân của những con người bình thường.

Lấy bạn Ngọc ở trên làm ví dụ. Bây giờ gia đình bạn ấy ở quê, có thu nhập thấp và việc làm thì không. Bạn ấy đi làm ở Nhật, sau khi nhận lượng thì gửi tiền về. $500 hay $1000 tuy không nhiều nhưng bằng với tiền lương của một nhân viên văn phòng với vài năm kinh nghiệm. Nó đủ để mua đồ ăn, phụ em trai đóng học phí và cung cấp cho cha mẹ khoảng hưu trí ổn định.

Người nhận sẽ dùng tiền đó để đi mua đồ ăn, quần áo và gửi tiết kiệm. Điều này tạo ra hiệu ứng chuỗi, từ người bán cho đến nhà cung cấp. Tất cả bắt đầu với số tiền bạn kia gửi về. Theo ước tính năm 2021, 8% lượng tiền dân cư gửi vào ngân hàng và đóng góp ngành xây dựng từ lượng kiều hồi 18 tỷ đô. Đây có thể được xem là con số ấn tượng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

Tương tự như gói cứu trợ hay kích thích kinh tế. Nó tạo công ăn việc làm gián tiếp lẫn trực tiếp. Khi hàng trăm ngàn người làm điều tương tự thì có là một ngành công nghiệp giúp thúc đẩy hàng vạn việc làm. Kinh tế gia đình từ đó khá giả hơn và tiêu chuẩn sống nhờ vậy mà cũng được cải thiện.

Còn từ góc độ vĩ mô thì sao?

Việt Nam không phải là nước có lượng kiều hối lớn nhất mà chỉ xếp thứ 10. Đứng đầu là Ấn Độ với 87 tỷ đô và Trung Quốc với 53 tỷ đô.

Khi có lượng dân số rải rác khắp nơi trên thế giới thì nguồn doanh thu ngoại tệ cũng được đa dạng và ổn định bất chấp tình hình kinh tế.

Lấy ví dụ đơn giản là nước mắm, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 25 triệu đô. Tuy không nhiều cũng đủ để nuôi sống hàng trăm vạn người. Khi doanh nghiệp bán nước mắm ở ngoài nước thì ai là người mua? Chính là những người Việt Nam đang sống và làm việc xa xứ. Họ mua nước mắm, doanh nghiệp có ngoại tệ, số tiền chạy về và trở thành lợi nhuận.

Ngoài nước mắm ra thì có hàng loạt mặt hàng khác như cá khô, gạo, quần áo hay mì gói. Nếu không có lượng tiêu thụ này thì Việt Nam sẽ mất một khoản tiền không nhỏ. Rồi khi họ về nước du lịch, mua nhà hay đầu tư thì nó cộng lại thành sự phát triển.

Dù là một cậu du học sinh thèm phở gói, cô kia nhớ nhà nên về chơi hay một doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội. Tất cả đều góp phần.

Đó là kinh tế Việt Kiều, giải thích lượng kiều hối giúp Việt Nam phát triển thế nào.

Nguyễn Trọng Nhân | 18.2.2022