Kinh tế Thánh Gióng

Mình mới nghĩ ra một khái niệm đột phá để miêu tả Việt Nam, “Kinh tế Thánh Giống.” Vì nếu quan sát, bạn sẽ thấy gần như tất cả những gì diễn ra đều ít nhiều có cảm hứng từ đó.

Bất cứ học sinh Việt Nam nào cũng từng được nghe qua. Truyện kể là ngày xưa, nước ra đang bị xâm chiếm, nên nhà Vua cử người để tuyển binh lính.

Đến cái làng nọ, có cậu bé nhỏ xỉu ốm yếu biết tin, nó liền nói với mẹ: “Mẹ đem nhiều cơn đến đây cho con ăn.”

Đứa bé đó ăn thật nhiều và trở thành người cao to khổng lồ. Sau đó cưỡi ngựa cầm gươm đánh tan quân địch. Đất nước mừng vui vì độc lập.

Vấn đề ở đây là gì?

Đó là để đánh bại một đội quân hùng mạnh, bạn cần một hệ thống đào tạo binh lính, chương trình huấn luyện, và nền tảng giáo dục. Chứ không thể nào trông chờ vào một phép màu hư cấu.

Nhưng không sao. Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương vẫn chiến thắng và trở thành biểu tượng cho đến nay.

Việt Nam hiện tại có lẽ cũng học hỏi nên đã áp dụng triệt để.

  • Giáo dục: Thay vì đào tạo bài bản, chúng ta săn chọn một số học sinh giỏi để luyện nhằm mục đích chọi gà ở các giải thi quốc tế. Giành chút huy chương rồi sau đó tự vỗ tay “Việt Nam lọt vào top 20 nước có nền giáo dục tốt nhất.”
  • Kinh tế: Thay vì lấy tri thức làm gốc, chúng ta lùa thật nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhưng thực chất là gia công giá rẻ. Rồi tự tin tuyên bố “Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất thế giới.”
  • Về phát triển: Thay vì tập trung xây hạ tầng và đi lên bằng chất xám, chúng ta bơm thổi giá đất lên trời. Khi giá nhà gấp 50-100 lần thu nhập bình quân, chúng ta khoe “Việt Nam là đất nước giả nghèo” hay “Việt Nam sẽ lọt vào top 30 nước giàu nhất vào năm 2030.”
  • Về công nghiệp: Thay vì dùng sự sáng tạo, chúng ta mua xe từ nơi khác rồi mua truyền thông để tự hào “Thương hiệu xe điện Việt Nam sẽ đứng hàng đầu thế giới.”

Chỉ Thánh Gióng mới có thể làm được những điều đó. Nhưng tiếc thay, đời không phải truyện cổ tích dành cho thiếu nhi. Nên khi áp dụng, kết quả thường thảm hại.

Khi Thánh Gióng được cộng thêm tư duy của Trạng Quỳnh với tính chụp giật và khôn vặt, chúng ta có một nền kinh tế bong bóng như hiện nay.