Hàn Quốc không có miền Bắc, chẳng sao

Khi bàn về kinh tế của bán đảo xứ kim chi, chúng ta thường hay nghe câu, “Hàn Quốc giàu nhưng không có miền Bắc.”

Ở đây không bàn về tính chính trị của lịch sử, mà chỉ giải thích vì sao Hàn Quốc và Bắc Hàn lại không thống nhất.

Trước tiên, có vài thời điểm quan trọng.

  • 25 tháng 6 năm 1950: Bắc Hàn đưa quân sang vĩ tuyến 38 vào Hàn Quốc.
  • 27 tháng 7 năm 1953: hai bên ký hiệp định đình chiến.
  • 9 tháng 10 năm 2006: Bắc Hàn công bố họ đã thí nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Cho đến nay, ước tính họ đang sở hữu tầm 30 đầu đạn hạt nhân.

Sau đình chiến, hai bên đi theo đường lối riêng. Bắc Hàn áp dụng mô hình kinh tế bao cấp cộng với tư tưởng Chủ Thể [Juche]. Điều này giải thích vì sao họ ít giao lưu với các nước cùng khối.

Hàn Quốc ngược lại, đi theo kinh tế thị trường và giao lưu với Phương Tây.

Sau hơn bảy thập niên, kết quả là:

  • Bắc Hàn: GDP đầu người $1,300, dân số 25 triệu.
  • Hàn Quốc: GDP đầu người $32,000, dân số 52 triệu.

Vậy tại sao không có sự thống nhất?

  1. Về mặt chính trị, đó là điều không thể. Bắc Hàn là một nước hạt nhân nên không thể bị xâm chiếm và gia đình họ Kim dùng nó để tiếp tục cầm quyền.
  2. Về kinh tế, khoảng cách giữa hai nước quá lớn. Nếu thống nhất, Hàn Quốc phải gánh 25 triệu người nghèo và bị tẩy não. Điều này không những khiến an sinh xã hội của họ thâm hụt mà còn dẫn đến hỗn loạn xã hội.
  3. Về chính kiến, người dân không coi thống nhất là một sự ưu tiên. Theo các khảo sát gần nhất, chỉ 40% người dân Hàn Quốc đề cao điều đó.

Chính phủ Hàn Quốc có nhiều sự ưu tiên hơn như phát triển quyền lực mềm thông qua phim ảnh và âm nhạc. Người dân Hàn Quốc muốn phát triển hệ thống an sinh xã hội và giải quyết vấn đề nhà ở.

Họ hài lòng là một nước thịnh vượng với hộ chiếu được đi 149 miễn visa. Còn việc thống nhất bán đảo là chuyện không đáng bàn tới và việc không có miền Bắc cũng không quan trọng để bận tâm.