Đuổi việc trong phim và ngoài đời, phi thực tế | Coi phim online thì có tình huống này hay được sử dụng để tạo xung đột. Đó là một giám đốc hay quản lý nào đó hay dọa “Đuổi việc” nhân viên chỉ vì thích hoặc muốn thể hiện quyền lực.
Đây có lẽ là một trong những điều phi thực tế nhất. Bất cứ ai đã đi làm ở ngoài đời và ký hợp đồng lao động đều biết rằng để tự dưng sa thải một nhân viên là một điều cực kỳ khó hoặc gần như bất khả thi, trừ khi người đó vi phạm nội quy một cách nghiêm trọng.
Để “đuổi” một nhân viên toàn thời gian thì phải đền bù, tùy theo điều lệ và thời hạn. Nhưng đây là chính sách chung của chính phủ.
- Người sử dụng lao động (công ty) phải báo với người lao động trước 45 ngày nếu là hợp đồng không thời hạn.
- Nếu là hợp đồng 1-3 năm thì báo trước 30 ngày.
- Nếu là hợp đồng dưới 12 tháng thì phải báo trước 3 ngày.
- Mức bồi thường công ty phải trả thường là 2 tháng tiền lương kèm phúc lợi đầy đủ hoặc hơn.
Người lao động nếu bị đuổi một cách vô lý thì càng khoái vì được nghỉ mát 2 tháng, ở không cũng được lương. Chưa kể có thể đi khai thất nghiệp rồi ăn thêm tiền. Quá sướng chứ khổ cái gì. Sợ gì mà không muốn “bị đuổi.”
Bất cứ một nhà quản lý hay giám đốc nào có trình độ học vấn cao hoặc kinh nghiệm sẽ không bao giờ dọa đuổi nhân viên như trên phim ảnh cả. Thời này người lao động đâu còn ngu nữa, nhất là nhân viên văn phòng, vốn được ăn học đầy đủ và am hiểu luật pháp.
Cho nên khi coi phim gặp cảnh “sếp dọa đuổi việc” tôi cảm thấy nó rất lố. Chẳng thực tế chút nào.
Bóc Phốt Tài Chính | 14.12.2020