No Result
View All Result
  • Login
  • Home
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Sách review
PRICING
SUBSCRIBE
  • Home
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Sách review
No Result
View All Result
Bóc Phốt Tài Chính
No Result
View All Result
Home Tài chính

Điều gì mang lại giá trị cho đất? Con người

by Admin
30 May, 2022
Reading Time: 6 mins read
0

Sahara là sa mạc nóng lớn nhất Trái Đất với hơn 9 triệu km2 và bao phủ gần toàn bộ Bắc Phi. Với GDP tầm 1,600 tỷ USD, nó không có gì ngoài đất và cát, dư thừa tới mức nếu bạn lấy bớt đi thì cũng không ai bận tâm tính phí.

Không chỉ là mảnh đất khô cằn, nơi đây đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thiết lập nên thế giới hiện đại. Từ cuộc xung đột giữa La Mã và Carthage cho đến trận chiến giữa quân Đức và Đồng Minh. Hàng triệu người đã đến rồi đi, hàng ngàn năm trôi qua, nó vẫn không thay đổi gì nhiều.

Bên kia Đại Tây Dương là Bắc Mỹ, bên bờ Tây có thành phố New York, và khu vực trung tâm mang tên Manhattan. Bán đảo nhỏ này chỉ có diện tích 87 km2, nhưng GDP tận $600 tỷ và tổng giá trị bất động sản là 1,700 tỷ USD.

Không chỉ là một cái tên của một địa phương, Manhattan còn là một trung tâm tài chính và thời trang của thế giới. Từ thời thuộc địa, mỗi lần người di cư đến bằng thuyền, họ có thể thấy tượng Nữ Hoàng Tự Do đưa tay chào đón mình. Bây giờ, những tòa nhà cao trọc trời có thể được trông thấy từ trên không và là nguồn cảm hứng cho những ai có khao khát làm giàu.

Vào năm 1626, người thổ dân Mỹ đã bán mảnh đất Manhattan cho người Hà Lan với giá 60 guilders, nếu quy ra giá hiện tại là tầm $1,000. Bây giờ với số tiền đó, bạn còn không mua được 10 cm2.

Tuy Sahara lớn hơn Manhattan gấp chục vạn lần, nhưng quy mô kinh tế chỉ gấp ba. Một nửa châu lục khổng lồ nhưng lại bị một bán đảo nhỏ qua mặt.

Hãy ngừng lại và suy ngẫm về những điều trên. Tại sao cũng là đất nhưng kết quả và giá trị chênh lệch đến vậy? Chính điều này cũng trả lời cho câu hỏi, “Giá trị đất đến từ đâu?”

Đất chỉ có cát và bụi, đó là thứ hư vô. Chỉ khi có sự hiện diện của con người và sự áp dụng của tri óc, đất mới trở thành nơi để ở. Kèm với sự sáng tạo và kiến thức tích lũy, đất mới trở thành cỗ máy sản xuất.

Manhattan sẽ là bãi đất hoang nếu không có các công ty tài chính, ngân hàng, marketing, truyền thông, bảo hiểm và thời trang làm trụ sở. Con người đến đó không phải để nhặt cát, mà là để làm việc trong những đầu não của nền kinh tế. Nhà đầu tư chấp nhận mua một căn chung cư với giá hàng triệu đô vì đây là một trọng điểm của thế giới và giá trị sẽ được ổn định xuyên thời gian. Đó là những thứ Sahara, các sa mạc khác hay những vùng đất hoang kia không hề có.

Nếu để nguyên, đất là thứ đáng vứt bỏ vì có cho không thì con người cũng không thể làm được gì với nó. Nếu chúng ta ngồi không, đất mãi là đất, chỉ khi bắt tay làm việc và phát triển thì nó mới tăng giá trị. Sự thặng dư tạo thịnh vượng và đó là sự khác biệt giữa nơi hoang sơ và khu sầm uất.

Bây giờ quay lại Việt Nam, nơi đa số độc giả đang sinh sống.

Trong cơn sốt, tư duy phổ biến là chỉ cần mua vài lô, ngồi không, và đất sẽ tăng giá. Như thể tiền sẽ từ trên trời rơi xuống và bạn chẳng cần làm gì cũng trở nên giàu có.

Vậy thì có lẽ chúng ta không cần ăn học, miễn cần trường lớp, dẹp hết những khóa học, vứt đi sản xuất và đập hết các nhà máy.

Khi một cái gì đó chỉ tăng giá, nó không phải thịnh vượng mà là lạm phát hay sự mất giá của đồng tiền. Từ bao giờ lạm phát lại trở thành sự phát triển?

Vào đầu thập niên 1990, GDP của cả nước chỉ là 6.4 tỷ USD, nhưng ba thập niên sau, con số đó tăng vụt lên 300 tỷ. Vậy sự tăng trưởng đó đến từ hư vô hay ngồi không chờ đất tăng giá?

Từ Nam ra Bắc, đất nước có được ngày hôm nay không phải từ việc người này chuyển tiền giấy rồi ngồi không. Mà nó là kết quả tập thể của hàng triệu người thức dậy mỗi sáng làm việc cho đến giữa khuya.

Sài Gòn sẽ là thành phố vô danh nếu không có mười triệu người từ khắp nơi đến sinh sống, Vũng Tàu sẽ là vùng trũng nếu không có ngành dầu khí, Nha Trang sẽ là bãi tắm hoang sơ nếu không có những khách sạn, Đà Nẵng sẽ trống vắng nếu không có vốn rót vào đầu tư, và Hạ Long sẽ không được ai nhớ đến nếu thiếu những người lái thuyền chở khách tham quan.

Con người Việt Nam với sự cần cù, sáng tạo và nỗ lực của mình là yếu tố thúc đẩy. Đó là sự chịu khó của cô bán bún, mồ hôi của chú xe ôm, kiến thức của anh kỹ sư xây dựng cho đến nụ cười của cô hướng dẫn viên du lịch. Tất cả những điều đó khi cộng lại trở thành sức mạnh để mang lại giá trị trên mảnh đất họ sinh sống. Con người đi đến đâu, tri thức và sự phát triển di chuyển đến đó. Nếu không phải là mảnh đất này thì sẽ là mảnh đất khác.

Cho nên, hãy dẹp tư tưởng ngồi không hưởng thụ, vì đó là tư duy của kẻ ảo tưởng. Nếu muốn đất thực sự có giá trị thì chính con người nơi đó phải tận dụng tài năng để tạo của cải từ hư không. Dù đó là Sahara, Manhattan hay Sài Gòn.

Vậy điều gì mang lại giá trị cho đất? Đó chính là chất xám của con người.

Nguyễn Trọng Nhân, Bóc Phốt Tài Chính | 24.5.2022

Share196Tweet123Share49

Admin

Ủng hộ tác giả qua Momo: 0978916247 Email | [email protected]

Related Posts

Tài chính

Không có nước nào cho dân rút BHXH 1 lần như Việt Nam

7 June, 2023
Tài chính

Hàng loạt mặt bằng bỏ trống, nhưng GDP Việt Nam vẫn tăng 6%?

3 June, 2023
Mỹ vỡ nợ và Dollar bị lật đổ bởi BRICS
Tài chính

Mỹ vỡ nợ và Dollar bị lật đổ bởi BRICS

1 June, 2023
Tài chính

Số người siêu giàu ở Việt Nam tăng gấp đôi, rồi sao nữa?

31 May, 2023
Tài chính

Phồn vinh giả tạo là gì, sốt đất Phú Quốc

31 May, 2023
Tài chính

Vấn đề với kinh tế gia công giá rẻ

29 May, 2023
Next Post
IELTS bị thần thánh hóa

IELTS bị thần thánh hóa

Người kiến tạo xã hội, vai trò của người mẹ

Người kiến tạo xã hội, vai trò của người mẹ

Recommended Stories

Lạm phát là hiện tượng tiền tệ, góc nhìn trường phái Austrian

11 June, 2021

Phân biệt giai cấp giàu nghèo

8 March, 2021

Tình yêu không tiền thì không hạnh phúc

4 March, 2021

Popular Stories

  • Ke Huy Quan, môi trường tạo nhân tài

    Ke Huy Quan, môi trường tạo nhân tài

    516 shares
    Share 206 Tweet 129
  • IELTS và Ngôn Ngữ Anh, bằng đại học vô dụng?

    511 shares
    Share 204 Tweet 128
  • Đề xuất chấm dứt quyền sở hữu chung cư

    510 shares
    Share 204 Tweet 128
  • Cuba, nền kinh tế bao cấp “giàu” nhất?

    508 shares
    Share 203 Tweet 127
  • Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do – Milton Friedman

    506 shares
    Share 202 Tweet 127
Bóc Phốt Tài Chính

Ủng hộ tác giả qua Momo: 0978916247
Email | [email protected]

Recent Posts

  • Tại sao nhiều người đi XKLĐ làm chui và trốn ở lại?
  • Không có nước nào cho người dân rút BHXH 1 lần như Việt Nam
  • Tại sao người lao động lại rút tiền BHXH 1 lần?

Categories

  • Chưa phân loại
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Instagram
  • Podcast
  • Sách review
  • Tài chính
  • Uncategorized

© 2023 Bóc Phốt Tài Chính - Designed by VisionWeb.

No Result
View All Result
  • Home
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Cuộc sống
  • Sách review

© 2023 Bóc Phốt Tài Chính - Designed by VisionWeb.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In