Cờ vua cờ tướng và tư duy lãnh đạo, hay ngộ nhận

Cờ vua cờ tướng và tư duy lãnh đạo, hay ngộ nhận | Mình đã chơi cả cờ Vua và Tướng, không phải giỏi gì mà chỉ là giải trí thôi. Đọc nội dung này thì xin không đồng ý.

Cờ Vua và Tướng đều có cái hay riêng. Nó được cải tiến theo thời gian để cho cuộc chơi thú vị hơn chứ không có phản ánh đời sống hay tư duy gì.

Xin phân tích theo nhận định cá nhân nhé.

  1. Tư duy lãnh đạo | Thời Hy Lạp thì các tướng và vua thường ra mặt trận để khích lệ tinh thần binh sĩ. Nhưng vấn đề là nếu họ chết thì coi như thành rắn không đầu. Đây là điều cấm kỵ. Đến thời Rome thì các tướng chỉ huy dùng trí óc và chiến thuật nhiều hơn sức mạnh cho nên không nhất thiết phải chiến đấu nữa. Thay vào đó, họ quan sát chiến trường để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Thời hiện đại cũng vậy, các tướng cũng ở chỗ chỉ huy chứ ra mặt trận mà bị bắt thì coi như mất tất cả.
  2. Tư duy dùng người | Ngoài đời thì khi một binh sĩ [con tốt] đạt thành tích thì được thưởng chứ không có lên chức. Cực ít và hiếm. Trong quân của Rome hay Trung Hoa Cổ Đại cũng vậy. Bộ binh là cấp thấp nhất vì dễ đào tạo và đầu tư nhất. Quan trọng là chiến thuật.
  3. Tư duy chủ động | Cờ tướng thì là bãi chiến trường có con sông, cờ vua thì là bãi chiến trường đất phẳng. Mỗi cái có luật riêng. Hay tôi sai?
  4. Tư duy tôn trọng nữ quyền | Lý do vì sao cờ vua có con Hậu [Nữ Hoàng, Queen] là vì nó thay đổi trong thời của Nữ Hoàng Victoria. Lúc đó là biểu tượng cao nhất. Chứ ngày xưa thì vua mới là người nắm toàn quyền. Nó không liên quan gì tới nữ quyền hết.

Đây là bình luận ngắn của mình thôi vì thấy nội dung này được chia sẻ nhiều lần rồi mà không thấy ai phản bác lại. Cờ vua hay tướng đều có cái hay và nó chẳng liên quan gì tới tư duy cả. Anh tác giả chắc bị nhiễm game Total War.

Nếu có sai xin chỉ ra, cảm ơn.

Bóc Phốt Tài Chính | 23.4.2021

Leave a Comment