Cô gái lương 10 triệu mua nhà 1 tỷ ở Hà Nội

Cô gái lương 10 triệu mua nhà 1 tỷ ở Hà Nội | Thoạt đầu thì tưởng thêm một bài tin vịt nhưng hỏi lại thì không. Mô hình này có tồn tại nhưng ít ai biết tới vì những rắc rối của nó. Là một người cũng đang tìm căn chung cư để mua ở và tích lũy thì mình xin đóng góp ý kiến cá nhân.

Trước tiên, cô gái trong bài là một người đầy nghị lực. Cá chắc rằng nếu có tồn tại thì cô ta rất duyên dáng, có học thức cao và tự lập. Bằng chứng là thay vì có tư duy “Cưới đại anh Hà Nội nào để có nhà cửa” thì lại nhất quyết tự thân. Đó là điều cần khuyến khích, rất đáng khen.

Tính khả thi của tiền tiết kiệm | Cô ta hiện tại 32 tuổi, ra trường năm 22. Trogn suốt 10 năm đó thì để dành được 320 triệu, tức mỗi năm tàm 32 triệu và mỗi tháng 2.67 triệu. Nếu tính lãi kép 8% thì là mỗi tháng góp 1.75 triệu. Đây là điều hoàn toàn khả thi chứ không phịa đâu.

Thuê mua nhà ở xã hội | Mình ghét thuật ngữ này vì nó quá tối nghĩa. Đã thuê mà lại mua là nghĩa gì chứ. Đây thực chất là mua trả góp trực tiếp cho chủ đầu tư thay vì thông qua ngân hàng. Họ kiếm lời bằng cách tính thêm tiền trong giá bán thay vì chiết khấu. Mức đó theo lý thuyết sẽ tương đương với số lãi ngân hàng.

Hình thức có khả thi không. Có, hoàn toàn về lý thuyết.

  1. Căn trị giá 1,000 triệu [1 tỷ].
  2. Cọc 50% là 500 triệu. Cô gái kia có 320 và vay mượn thêm của người thân 180 nữa là đủ.
  3. 50% còn lại thì trả góp [tiền thuê]. Nếu là 10 năm [120 tháng] thì mỗi tháng 4.16 triệu, còn nếu là 5 năm [60 tháng] thì 8.33 triệu.

Nhưng vấn đề với chung cư xã hội là như sau, theo kinh nghiệm của mình vì trước đây cũng tìm hiểu vài dự án ở Sài Gòn.

  1. Để mua thì phải chứng minh mình có thu nhập không cao hoặc nằm trong đối tượng được ưu đãi, thường là viên chức nhà nước.
  2. Chất lượng xây dựng cực kỳ tệ, rất mau xuống cấp. Gõ thông tin là ra.
  3. Bị giới hạn việc mua bán và đầu tư. Đa số người khi mua nhà không chỉ coi nó là chỗ để ở mà là tài sản đầu tư dài hạn. Đó là nơi họ dùng để tích lũy vốn nhằm kiếm thêm tiền, nhất là khi về hưu. Cho nên cơ chế nhà ở xã hội giới hạn điều đó nên ít ai mặn mà.

Cô gái này sau khi ở tầm vài năm sẽ cân nhắc thật kỹ. Nhất là khi chung cư bắt đầu xuống cấp, dịch vụ quản lý không như mong đợi và muốn bán lại cũng sẽ gặp khó khăn. 

Lúc đó khi gặp một anh Hà Nội điển trai nào đó thì cô ta sẽ mềm lòng và nhận lời yêu. Sau đó cả hai sẽ mua căn thương mại để sống rồi kể lại sai lầm về thương vụ mua nhà ở xã hội.

Bóc Phốt Tài Chính | 09.6.2021

Leave a Comment