Chủ Nghĩa Tư Bản và Dân Chủ

Trước tiên, mới đọc tiêu đề thì có thể bạn cảm thấy nhạy cảm. Nhưng tất cả nội dung đều được phép xuất bản vì nó phù hợp với bối cảnh chính trị và kinh tế của Việt Nam.

Tại sao Milton Friedman không dùng “Dân chủ” mà là “Chủ nghĩa tư bản” để giải thích sự thành công hay thất bại của các quốc gia?

Đó là vì dân chủ có thể là một phần trong quá trình phát triển, nhưng chưa bao giờ là điều kiện bắt buộc và nó cũng không bảo đảm thịnh vượng.

Nếu dùng “Dân chủ” thì sẽ có nhiều vấn đề.

  • Các nước Nam Mỹ là nền dân chủ nhưng vẫn nghèo vì hệ thống kinh tế của họ đóng, luật pháp lỏng lẻo và quyền sở hữu đất mập mờ.
  • Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất nhưng có GDP chỉ $2000. Thua cả Việt Nam.
  • Các nước Trung Đông như UAE và Qatar tuy theo thể chế gia đình trị nhưng vẫn giàu vì họ mở rộng nền kinh tế.
  • Singapore bị cai trị bởi gia đình họ Lý nhưng vẫn giàu vì họ áp dụng hệ thống mở, giao thương với thế giới và bảo vệ quyền tư hữu.
  • Hong Kong là thuộc địa Anh, chưa bao giờ có quyền lựa chọn, nhưng vẫn giàu vì người dân được quyền giao thương.
  • Nhật Bản bắt đầu chuyển mình từ thời Minh Trị mặc dù theo thể chế quân chủ và kéo dài đến sau thế chiến. Giờ là nước quân chủ lập hiến, tương tự như Anh Quốc. Nhưng vì cho người dân tự do giao thương nên vẫn đạt được mức thịnh vượng cao nhất ở Đông Á.
  • Trung Quốc cho đến nay có hệ thống quan lý do một tổ chức điều hành, nhưng vì cho người dân làm giàu nên đã vươn mình thành nền kinh tế lớn thứ 2.
  • Những đế chế như La Mã, Pháp, Đức và Anh đều theo chế độ quân chủ khi đang phát triển.
  • Việt Nam tuy vẫn giữ mô hình “Quản lý quốc gia chuyên chế” nhưng vì thả lỏng nền kinh tế nên đạt mức tăng trưởng 11% mỗi năm kể từ Đổi Mới.

Nếu dùng từ “Dân chủ” thì sẽ khó hoặc không thể giải thích những hiện tượng trên. Khác với ngộ nhận, phần lớn các nước “dân chủ” đều biến thành nền cộng hòa củ chuối.

Các tác giả như Friedman, Hayek và Mises chọn từ “Hệ thống kinh tế mở hoặc đóng,” “Kinh tế thị trường” và “Chủ nghĩa tư bản”  vì nó miêu tả chính xác hơn.

Con người, khi được giao thương và làm giàu, sẽ tự động tạo của cải. Sự thịnh vượng sẽ đến từ trí óc và tương tác xã hội. Khi bụng đói thì khó mà quan tâm tới những cái khác.

Đó là vì sao tên cuốn sách là “Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do” chứ không phải “Dân Chủ và Tự Do.”

Đây là bài thứ 2 trong chuỗi quảng bá cuốn “Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do” của Milton Friedman. Bạn có thể tìm mua trên Tiki. Còn nội dung trên khi đủ sẽ biến thành podcast hay gì đó để lưu lại.