Giá trị của thương hiệu quốc gia và niềm tin
Mình đọc được nhiều bình luận như thế này, “Bị ngân hàng lừa [mua trái phiếu] mà kêu nhà nước làm gì?”
- Ngân hàng nằm dưới sự giám sát và quản lý của cơ quan nhà nước. Cụ thể là Ngân Hàng Nhà Nước.
- Trái phiếu [Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, và hàng loạt của doanh nghiệp khác] được cấp phép và nằm dưới sự giám sát của Bộ Tài Chính.
- Các hoạt động kinh tế, tài chính và thương mại đều được giám sát bởi Bộ Công Anh [Cảnh sát kinh tế].
Đó là tại sao những nạn nhân kia lại kêu cứu nhà nước. Giống như nhà bạn bị trộm hoặc mất xe, điều đầu tiên bạn làm là kêu Công An, chứ đâu có liên hệ thủ phạm. Nếu không thì người dân đóng thuế để duy trì bộ máy hành chính để làm gì?
Tầm tháng trước, báo chí đưa bài về việc lên kế hoạch để “Biến Việt Nam thành một trung tâm tài chính.”
Bạn không cần phải là chuyên gia để biết đó là điều vô cùng khó, gần như không thể, dưới tình hình hiện tại.
Về cơ bản, trung tâm tài chính không phải là một vị trí địa lý với những tòa nhà hay tài sản. Nó là một thương hiệu dựa trên niềm tin.
Người ta coi Mỹ, Anh, Singapore hay Úc là chỗ an toàn không phải vì nó có những tòa nhà cao tầng hay tầng lớp triệu phú. Mà họ đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu.
Ngay cả giới giàu có ở Việt Nam cũng thèm muốn cầm trong tay hộ chiếu G7 để bảo vệ tài sản.
Người ta tin tưởng rằng hệ thống của những Mỹ hay Anh sẽ bảo vệ quyền lợi, chứ không để họ đứng trước hội sợ biểu tình.
Khi thiếu đi yếu tố niềm tin, khái niệm trung tâm tài chính trở nên vô nghĩa. Để Việt Nam thành một Singapore thì thành thật nhận xét là còn rất lâu.