Khi đi nước ngoài, một điều mình thấy phổ biến là các trạm xăng của họ đa số là tự đổ. Nếu đã đi Mỹ Âu, đố bạn tìm ra một trạm xăng nào có nhân viên đổ cho khách.
Họ làm vậy một phần vì để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, nhưng có lý do nữa là lòng tin. Nó giống như có một bản hợp đồng vô hình.
- Tôi bán xăng, tôi tin tưởng bạn.
- Bạn cần xăng, bạn tin tưởng tôi.
Bạn tự đổ xăng rồi tự trả tiền hoặc vào quầy thanh toán. Không cần ai nhắc nhở hay kiểm soát. Đó là nền kinh tế tự giác dựa trên lòng trung thực. Không phải ai cũng vậy, nhưng tỷ lệ gian dối quá ít.
Đa số người dân dùng thẻ, muốn đổ xăng thì phải quẹt trước, nên nó khó gian lận hơn.
Quay lại Việt Nam. Mỗi lần đến trạm thì phải chờ nhân viên đổ theo yêu cầu. Nếu để cho khách tự thực hiện rồi trả tiền thì tỷ lệ bỏ chạy sẽ không thấp, hay ít ra tư duy là vậy.
Nhưng điều này hoàn toàn chưa đầy đủ. Nếu tìm hiểu, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng trước đây, trước năm “Một ngàn chín trăm hồi đó,” chúng ta cũng đã từng có mô hình như vậy.
Lúc đó chưa có camera nhưng mô hình kinh tế tự giác đã tồn tại. Còn bây giờ, khái niệm đó gần như không tồn tại.
Khi kinh tế phát triển, nhiều người dân dùng thẻ, thì mô hình tự đổ xăng sẽ phổ biến hơn.