Đó là một tiêu đề của tờ The New York Times trong năm 1995. Dự đoán rằng Việt Nam sẽ biến đổi để trở thành một “Con Hổ Kinh Tế” mới như các nước Đông Á.
1995 cũng là năm bình thường hóa quan hệ với Mỹ nên có tất cả lý do để lạc quan.
Nhưng bây giờ là 2023, đã 28 năm trôi qua. GDP đầu người của Việt Nam chỉ $4000. Dự đoán về “Con Hổ” kia như sụp đổ.
Nếu phải miêu tả kinh tế Việt Nam một cách chân thật, trung lập và không thiên vị, mình sẽ gọi nó là cái bong bóng.
Như năm 1995, 2008 và bây giờ là 2023.
Nghĩa là cứ mỗi 15 năm, Việt Nam chứng kiến một đợt sốt tài chính. Mỗi thế hệ sẽ trải qua một bong bóng. Riêng mình thì đã sống qua hai đợt. Những ai 30 tuổi chắc sẽ nhớ đợt 2008.
Tại sao lại như vậy? Có nhiều lý do.
- Hạ tầng chưa hoàn chỉnh nên hàng hóa vận chuyển chậm.
- Thủ tục rườm rà nên tăng chi phí thời gian.
- Giáo dục chạy theo thành tích thay vì đào tạo con người. Minh chứng rõ nhất là mỗi năm, Việt Nam có 100-200k người đi xuất khẩu lao động.
- Chảy máu chất xám. Những người giỏi nhất chọn ra nước ngoài nên Việt Nam thiếu nhân sự để cạnh tranh.
Vì vấn đề nhạy cảm nên xin mượn lời của bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn cho chính phủ Việt Nam.
“Việt Nam là nước không chịu phát triển.”
Tầng lớp đại gia đi lên từ đầu cơ bất động sản, chứ ít ai làm giàu từ tri thức. Cơ sở hạ tầng thì xuống cấp trầm trọng. Nhân lực yếu kém và phần đông làm gia công giá trị thấp.
Nói ra không có ý gì tiêu cực. Chỉ là muốn so sánh thời gian vì thấy nó như một vòng lặp.