Cũng giống như nói “Việt Nam tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới.” The Economist như bao trang báo Tây khác, dùng số liệu để đánh giá. Họ không sai, chỉ là thiếu thôi.
Giáo dục Việt Nam luôn tạo ra những học sinh tiêu biểu đạt thành tích trong các kỳ thi. Nhưng mô hình là:
– Chọn học sinh giỏi.
– Mở lớp luyện thi với mục đích giành thành tích. Gọi là chọi gà.
– Đến kỳ thi thì không thể nào không đạt thành tích.
Kỳ thi PISA là ví dụ. Việt Nam vượt cả Mỹ để nằm trong tốp 20. Nhưng nếu hỏi các giáo viên, họ cũng không tin nổi.
Học sinh sinh viên Việt Nam giỏi, điều đó không ai bác bỏ. Quốc gia nào cũng sản sinh ra một thiểu số tài năng. Trong 1 triệu thì không lẽ không tuyển được 100 người để thi đua?
Dùng thành tích luyện thi chưa bao giờ là cách để đánh giá nền giáo dục vì nó còn bao gồm:
- Môi trường.
- Tự do tư duy và ngôn luận. Đây là một phần siêu quan trọng trong việc phát triển.
- Cơ sở hạ tầng.
Chúng ta nên hỏi thêm.
Nếu giáo dục Việt Nam siêu tốt thì tại sao cha mẹ lại bỏ tiền tỷ để con đi du học? Ngay cả các lãnh đạo cao cấp cũng không là ngoại lệ. Chạy vòng quanh thành phố, bạn sẽ thấy đầy biển quảng cáo tư vấn du học. Ai lại muốn bỏ một nơi tốt để đến nơi tệ hơn.
Nếu đúng như miêu tả, với số lượng học sinh sinh viên tốt nghiệp mỗi năm trên dưới 2 triệu, Việt Nam đã là một cường quốc. Chứ không phải là trung tâm đưa người đi xuất khẩu lao động sang Đông Á.