Đây là các con số hiện tại:
- Theo Knight Frank, số người ở Việt Nam có tài sản ròng trên 30 triệu USD sẽ tăng từ 583 người lên 1059 người vào năm 2027.
- Theo HSBC, Việt Nam sẽ có hơn 1 triệu người là triệu phú Dollar vào năm 20230.
Không rõ họ dựa vào đâu để đánh giá vậy. Bỏ qua tính xác thực của nó thì đây có phải là điều tốt cho Việt Nam không?
Bất cứ quốc gia nào cũng có người siêu nghèo và siêu giàu. Nghèo là vì tất cả đều bắt đầu từ số không. Giàu là những người nắm giữ tài sản hoặc tạo ra giá trị khổng lồ để hưởng lợi từ nó.
Nhưng dựa vào số lượng người siêu giàu chưa bao giờ là cách để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế.
Một chủ căn nhà mặt tiền ở Sài Gòn trong 20 năm qua, không cần làm gì cũng thấy nó tăng giá gấp đôi mỗi vài năm. Ở khắp Việt Nam có cả chục vạn người tương tự với tài sản trị giá triệu đô trong tay.
Nhưng đó là giá trị ước tính chứ không thể quy đổi ra tiền. Nếu tất cả bán ra thì giá sẽ sụp đổ ngay lập tức.
Muốn đánh giá sức mạnh quốc gia thì phải dùng thu nhập và sức mua.
Lấy phép tính đơn giản, mất bao lâu để kiếm được 1 triệu USD?
- Mỹ lương $60,000, mất 16 năm.
- Hàn Quốc $30,000, mất 33 năm.
- Việt Nam lương $4,000, mất 250 năm.
Chưa tính sự mất giá của đồng tiền, tính ổn định, môi trường, chất lượng sống và an sinh xã hội. Một người nghèo ở Mỹ có khả năng tạo ra một triệu đô nhanh hơn một triệu phú ở Việt Nam. Vì họ kiếm tiền từ công việc và chất xám, chứ không phải sự lạm phát của giá nhà.
Khi bỏ qua các định giá ảo của bất động sản, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề không thể chối cãi. Đó là Việt Nam vẫn là một nước có thu nhập thấp và dự tính là sẽ mắc kẹt trong bẫy thu nhập thấp đến bình quân.