Việt Nam là nền kinh tế gia công giá rẻ, vậy hậu quả sẽ là gì?
Trịnh Châu ở Trung Quốc từ một “Thành phố iPhone” giờ đã thành một cái thị trấn vắng vì Foxconn đã chuyển gia công sang nơi khác như Việt Nam và Ấn Độ. Ở thời điểm đỉnh, nơi này có hơn 350,000 nhân công chuyên sản xuất hàng của Apple. Bây giờ chỉ còn phân nửa.
Đó là một ví dụ của ảo giác kinh tế gia công.
Các công ty gia công sản xuất đến. Nơi đó bỗng dưng thành trung tâm kinh tế nhỏ. Kéo theo đó là hàng loạt dịch vụ đi kèm như quán ăn, khách sạn, và bất động sản.
Nhưng khi lương lao động tăng, các đối tác dần chuyển đến nơi khác có mức thấp hơn. Để lại đằng sau là hàng vạn công nhân chỉ biết mỗi một công việc, gia công giá rẻ. Hậu quả là khi không còn trẻ và sức yếu, sẽ không có công ty nào muốn tuyển dụng nữa.
Quay lại Việt Nam, ảo giác này cũng xuất hiện ở những Bắc Ninh và Bình Dương. Họ đi lên bằng gia công giá rẻ, nhưng một khi dân số vàng không còn thì sự thịnh vượng nhất thời đó cũng biến mất.
Cái gọi là GRDP cao ở các tỉnh miền Bắc và Đông Nam Bộ cũng là kết quả của làn sóng đầu tư gia công này. Trong khi lương bình quân chỉ $5000/năm, GRDP của các tỉnh đó lại lên đến $30,000. Nó không có nghĩa là người dân giàu hơn, mà là nơi đó sản xuất hàng giá trị cao với nhân công lương thấp.