Ở Việt Nam hiện tại có xu hướng nhà sản xuất bán lẻ và cạnh tranh trực tiếp với đối tác của mình. Nhất là trên Shopee và TikTok. Chúng ta thấy nhiều KOL hợp tác với nhãn hàng để bán với giá rất thấp hơn ngoài thị trường.
Nhiều người sẽ lấy Võ Hà Linh làm ví dụ, nhưng cô ta chỉ là một trong hàng vạn người. Nó cho thấy đây không phải là hành vi cá nhân, mà là của hệ thống.
Nhà sản xuất vì muốn tăng doanh thu nên vừa bán sỉ cho đại lý và bán lẻ trực tiếp.
Điều này dẫn đến vài vấn đề.
- Xung đột lợi ích với đối tác. Đại lý tốn tiền mua từ bạn, nhưng bạn lại cạnh tranh với họ? Vậy đâu có công bằng.
- Xung đột thiên vị. Đó là khi nhà sản xuất ưu đãi một KOL nào đó để mong tăng doanh thu. Nhưng họ quên rằng có cả ngàn đối tác khác đang dính hàng tồn kho.
- Xung đột cạnh tranh không lành mạnh. Một khi các đại lý thấy một người được thiên vị, họ sẽ ganh ghét. Họ sẽ chờ khi thấy KOL đó có phốt là tổng công kích tập thể. Bạn phải hiểu cảm giác của họ vì nó quá bất đông.
Người tiêu dùng ít quan tâm đến điều này. Họ chỉ mua ở nơi nào có giá thấp nhất. Chính vì điều nó nên dẫn đến hành vi chờ thời để săn giá, một trong những điều cấm kỵ trong bán lẻ.
Đặc điểm của thị trường bán lẻ Việt Nam là cạnh tranh bằng giá. Một câu điển hình thường xuyên được nghè là, “Vào livestream tối nay để săn sale giá khủng.”
Hiện tượng này là đặc trưng ở Việt Nam. Bạn sẽ cực ít thấy Mỹ Âu làm như vậy. Nó không mang tính bền vữn, bởi vì bán phá giả không phải là tài năng.
Quan điểm cá nhân của tác giả.