Có mâu thuẫn này nhiều người đã từng hỏi nhưng ít ai trả lời được. Đó là nếu lỡ gây ra tai nạn, người tử vong sẽ được đền bù ít hơn người còn sống nhưng bị thương tật.
Điều này đúng hay sai? Sau đây là vài ví dụ.
[1] Dựa theo Báo Tuổi Trẻ về vụ của Đặng Hữu Anh Tuấn năm 2010.
- Tuấn lái xe container cán 3 lần lên người nạn nhân Nguyễn Thị Hội [sinh năm 1993, Tân Phú, TPHCM].
- Mức án là 8 năm tù và bồi thường 75 triệu.
- Nhưng tại sao Tuấn lại làm vậy? Suy luận là nếu nạn nhân tử vong, chi phí bồi thường sẽ thấp hơn, so với nếu nạn nhân còn sống.
[2] Cũng theo Báo Tuổi Trẻ về vụ Nguyễn Thị Bích Hường năm 2020:
- Nguyễn Trần Hoàng Phong lái chiếc Mercedes rồi tông chiếc Grab với anh Lê Mạnh Thường làm tài xế và chị Nguyễn Thị Bích Hường ngồi đằng sau.
- Kết quả là anh Thường tử vong và chị Hường bị thương 79%.
- Tòa xử Phong [bị cáo] 7 năm tù. Mức bồi thường là 1.5 tỷ cho chị Hường và 417 triệu cho anh Thường. Nghĩa là nạn nhân tử vong nhận thấp hơn người còn sống gấp 3 lần.
Nhưng lý luận là gì? Cũng theo bài phân tích của Báo Tuổi Trẻ:
- Nếu nạn nhân đã tử vong thì chỉ trả tiền bồi thường, mai táng, cấp dưỡng và bù đắp tổn thất tinh thần.
- Nếu nạn nhân còn sống nhưng bị thương tật thì phải tốn tiền cứu chữa, bồi thường thu nhập, và tổn thất tinh thần đến cuối đời.
Nghĩa là số tiền đền bù cho người đã mất luôn ít hơn người còn sống.
Chính nghịch lý này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm. Theo VTC, “Luật ngầm man rợ khiến nhiều tài xế quyết tâm cán nạn nhân tai nạn đến chết.
Nội dung trên chỉ là ý kiến cá nhân dựa theo thông tin đã được xuất bản trên báo chí.
Bóc Phốt Tài Chính, 19.4.2023